Băng huyết sau sinh (tiếng Anh là Postpartum Hemorrhage) là tình trạng máu chảy trên 500ml đối với sinh đường âm đạo hoặc trên 1000ml đối với mổ lấy thai. Mất máu trong băng huyết sau sanh có thể xảy ra ồ ạt, đột ngột hoặc một cách từ từ, kín đáo . Cùng tranhthainhatban.com tìm hiểu nhé
1. Băng huyết sau sinh là gì?
Với thắc mắc băng huyết là gì, các chuyên gia giải đáp như sau: Hiện tượng máu chảy hơn 500ml ở trường hợp sinh thường và nhiều hơn 1000ml đối với trường hợp sinh mổ được gọi là băng huyết sau sinh hay băng huyết. Lượng máu chảy có thể đột ngột, ồ ạt hoặc từ từ tùy theo mỗi trường hợp bệnh khác nhau.
Hơn nữa, các sản phụ có thể bị mất một lượng máu như nhau nhưng tình trạng này lại gây ra những ảnh hưởng khác nhau trên từng bệnh nhân cụ thể. Chẳng hạn, thai phụ đã bị thiếu máu trước đó thì ảnh hưởng băng huyết sẽ nặng nề hơn hoặc những thai phụ có thể trạng gầy, nhẹ cân hơn thì mức độ băng huyết sẽ nghiêm trọng hơn,… Chính vì thế, để xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ cần dựa vào một số yếu tố khác như huyết áp, mạch, huyết sắc tố, hematocrit,…
Băng huyết sau sinh được chia làm 2 loại đó là nguyên phát và thứ phát:
– Băng huyết nguyên phát: Là những trường hợp thai phụ bị băng huyết trong thời gian khoảng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con.
– Băng huyết thứ phát: Là những trường hợp thai phụ bị băng huyết trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 12 tuần đầu sau sinh.
Các trường hợp băng huyết nguyên phát thường chiếm số lượng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, những trường hợp bị băng huyết sau sinh khoảng 2 đến 3 tháng cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề rất đáng lo ngại.
Dưới đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh:
– Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi).
– Thai phụ thừa cân, béo phì.
– Những thai phụ mắc bệnh nền, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh lý về máu,…
– Những thai phụ đã từng bị băng huyết.
– Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, chẳng hạn như chuyển dạ kéo dài, tử cung quá căng do thai to hoặc đa thai, cắt tầng sinh môn, nhiễm trùng ối,…
Nếu mẹ bầu có những yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ theo dõi thận trọng hơn để kịp thời xử trí những vấn đề bất thường có thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp dù không có yếu tố nguy cơ nhưng vẫn không may xảy ra tình trạng băng huyết sau sinh.
2. Những nguyên nhân và triệu chứng gây băng huyết sau sinh
2.1. Nguyên nhân gây băng huyết
– Đờ tử cung: Là những trường hợp tử cung không thể co hồi trở lại sau khi em bé chào đời. Lúc này, cơ tử cung không co đủ mạnh và đồng thời máu vẫn chảy khiến cho sản phụ bị mất quá nhiều máu.
– Bất thường của bánh nhau: Một số bất thường về bánh nhau như nhau bám thấp, nhau tiền đạo hay nhau cài răng lược, diện tích bánh nhau lớn,… cũng có thể là nguyên nhân xảy ra băng huyết.
– Tổn thương cơ quan sinh dục: Trong trường hợp cơ quan sinh dục như tử cung, âm đạo,… của sản phụ bị tổn thương, rách, vỡ thì cũng có thể dẫn đến băng huyết và cần được can thiệp kịp thời để tránh tối đa nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
– Rối loạn đông máu: Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng bị bong nhau, thai lưu, nhiễm trùng,… Tùy vào từng lượng máu bị mất đi mà sản phụ có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe khác nhau.
2.2. Một số triệu chứng băng huyết
Tình trạng băng huyết có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
– Sản phụ bị ra máu bất thường trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau sinh.
– Máu có thể chảy đột ngột hoặc từ từ hay liên tục và có màu đỏ tươi.
– Mạch sản phụ nhanh, chân tay lạnh, huyết áp tụt, da xanh xao và có hiện tượng vã mồ hôi, sốc do mất máu,…
– Khi máu ứ trong buồng tử cung sẽ khiến cho diện tích tử cung tăng, to ra theo chiều ngang và có tính chất mềm nhão.
3. Các yếu tố nguy cơ của băng huyết sau khi sinh
- Tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ băng huyết sau sinh càng lớn.
- Tử cung căng giãn bất thường.
- Nhau thai bong ra sớm trước khi chuyển dạ.
- Béo phì có thể gia tăng biến chứng chảy máu trong và sau sinh.
- Phẫu thuật trên tử cung, như sinh mổ, bóc tách u xơ tử cung.
- Bị đái tháo đường.
- Sản phụ gặp số bệnh lý liên quan như hội chứng Marfan, Ehlers-danlos
- Trong qua trình chuyển dạ bị kéo dài, dùng thuốc tăng co, tiền sản giật…
4. Nguyên nhân và triệu chứng gây băng huyết ở phụ nữ sau sinh
với cơ chế bình thường, quá trình chuyển dạ sau giai đoạn sổ nhau, tử cung co hồi lại, các cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các “nút thắt sinh lý”.
Cùng với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể, cơ tử cung co thắt sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu.
Tuy nhiên, trường hợp bất thường khiến tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.
Nguyên nhân
- Đờ tử cung: Đó là cơ tử cung không co hồi khiến máu chảy tự do, không cầm được dẫn đến băng huyết.
- Bánh nhau bất thường như cài răng lược, bánh nhau bám thấp, nhau tiền đạo.
- Tử cung, âm đạo bị vỡ, rách.
- Rối loạn đông máu đó là nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng…
Triệu chứng
- Dấu hiệu điển hình của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều, bất thường.
- Máu chảy không kiểm soát, màu đỏ tươi.
- Bệnh nhân thấy mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao…
- Nhịp tim tăng.
- Âm đạo đau, sưng.
Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…