Tắc tia sữa sau sinh . Nguyên nhân và cách chữa

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng mà không ít sản phụ gặp phải. Hiện tượng này gây đau nhức, mệt mỏi với mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ nên cần được khắc phục sớm . Cùng tranhthainhatban.com tim hiểu nhé

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng gì?

Tắc tia là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn cho người mẹ.

Tắc tia cần được phát hiện và điều trị sớm để sức khỏe của mẹ không bị ảnh hưởng cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn.

Tắc tia có nguy hiểm không?

Dù là hiện tượng phổ biến nhưng tắc tia sữa sau sinh không phải là vấn đề bình thường mà nó có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những sản phụ bị tắc tia nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần sẽ gây u xơ tuyến vú khá nguy hiểm.

Viêm tuyến vú là tình trạng bầu ngực sưng to và rất đau. Khi sờ vào sẽ thấy nhiều cục cứng, dù có nặn cũng không ra sữa, đầu vú sưng tấy và đau đớn.

Áp xe vú là tình trạng mưng mủ ở tuyến vú, gây đau tức dữ dội. Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa lâu hơn 1 tuần mà không được điều trị khỏi.

Tắc tia sữa sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mất sữa, mẹ không có sữa cho con bú mà bé phải chuyển sang dùng sữa công thức hoặc tìm nguồn sữa khác.

Tắc tia sữa gây đau đớn, căng tức khiến mẹ khổ sở vì đau. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị stress, căng thẳng lại càng ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, nhiều mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh nếu bị tắc tia sữa lâu ngày không điều trị khỏi.

Vì vậy, ngay sau khi phát hiện mình bị tắc tia sữa, mẹ cần tìm biện pháp khắc phục ngay. Nếu cần thiết, hãy đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.

Tắc tia thường xảy ra khi nào?

Thông thường, từ 2 – 3 ngày sau khi sinh, bầu vú của mẹ sẽ căng cứng, nặng và cảm giác nóng. Sữa được tiết ra thành các tia có cảm giác nổi cục gây hiện tượng căng sữa. Nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến tắc tia. Thậm chí mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng nếu tình trạng này kéo dài nên mẹ cần quan sát cơ thể mình để phát hiện bất thường sớm nhất.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia . Dưới đây là một vài nguyên nhân chính.

Mẹ quá nhiều sữa

Trường hợp mẹ quá nhiều sữa bé bú không hết và mẹ không vắt hoặc dùng máy hút kiệt sữa sẽ khiến cho lượng sữa dư thừa tồn đọng trong ống dẫn sữa. Sữa tồn vẫn tồn đó, sữa mới lại không ngừng được sản xuất ra khiến cho tình trạng thừa sữa và tồn sữa càng thêm trầm trọng. Sữa không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến vón cục, gây tắc tia . Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tắc tia  sau sinh mà rất nhiều sản phụ gặp phái.

Mới sinh

Vài ngày sau sinh, sữa bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng lại chưa thể chảy ra hoặc do bé chưa ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không chảy được ra hết dẫn đến ứ đọng gây tắc tia. Hầu hết sản phụ sau sinh ai cũng từng bị tắc tia nổi cục trong những ngày đầu sau sinh. Nhiều mẹ còn bị sốt nhẹ. Hiện tượng này không quá đáng lo. Mẹ chỉ cần cho bé bú và vắt sữa là sẽ khỏi.

Con chưa ngậm đúng khớp ngậm

Em bé luôn được mẹ cho bú nhưng con chưa biết ngậm đúng khớp ngậm khiến sữa không được đẩy hết ra ngoài. Mặc dù con vẫn ngậm vẫn mút nhưng lại không bú được hết sữa mà mẹ sản xuất ra. Lượng sữa thừa sẽ ứ đọng lại và dần dần gây tắc tia

Bé không bú thường xuyên

Sữa liên tục được sản xuất bên trong bầu ngực mẹ. Tuy nhiên, nếu bé không bú thường xuyên, mẹ lại không hút sữa sẽ dễ dẫn đến tắc tia sẽ. Thông thường, lúc mới sinh mẹ nên cho con bú sau 2 – 3 giờ mỗi cữ. Nếu khoảng cách giữa các cữ quá lâu, trên 5 tiếng thì rất dễ gây tắc tia

Nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân khác gây tắc tia sữa là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc do mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào. Khi bị nhiễm khuẩn, ống dẫn sữa sẽ bị viêm, chít hẹp lại khiến cho sữa không chảy ra ngoài được. Lâu dần sữa tích tụ gây tắc tia.

Stress, căng thẳng

Có thể bạn không biết nhưng tâm trạng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất sữa. Nếu mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên lo lắng thì sẽ nhiều vấn đề về sữa như: ít sữa, tắc tia sữa…

Ngực chịu áp lực

Bầu ngực của mẹ đang không ngừng sản xuất sữa nên sẽ trở nên căng tức hơn. Nếu mẹ mặc áo ngực quá chật, mặc quần áo bó có thể khiến ngực chịu sức ép, các ống dẫn sữa cũng chịu tác động. Khi ống dẫn sữa bị chèn ép rất dễ gây tắc tia sữa do dòng sữa không được lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, thường xuyên nằm sấp cũng có thể gây ra tình trạng này.

Điều trị

Với tắc tia thì cần dùng các biện pháp vắt để thông tia (có thể vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng máy hút sữa), khi tia sữa thông sẽ hết sốt, tránh được viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh.

Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại. Phòng viêm và áp-xe vú là không để tắc tia . Khi đầu vú bị nứt hoặc xây xát, cần điều trị tích cực.

Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn tiếp diễn bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.

Trường hợp đã thử những biện pháp trên mà tình hình không được cải thiện cần đến bệnh viện để thầy thuốc khám bệnh và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng áp-xe tuyến vú rất nguy hiểm.

Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa

Tổng đài tư vấn 24/7

Hotline : +84359171900

FaceBook , Zalo…

 

 

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop