Thống kinh là gì cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, một cơn đau quá dữ dội hay có thêm các dấu hiệu lo ngại lại là vấn đề cần quan tâm. Những hiểu biết về thống kinh giúp bạn vượt qua cơn đau này một cách nhẹ nhàng cũng như phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn . Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Thống kinh là gì (đau bụng kinh)
Thống kinh (đau bụng kinh) là hiện tượng khá phổ biến có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà các cơn đau có thể nhẹ nhàng hoặc không. Có những người chỉ cảm thấy khó chịu một chút nhưng có những trường hợp lại đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Trong thời gian hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ cảm thấy đau bụng dưới, đau vùng ngực, gây khó thở hay lan xuống đùi, vùng kín. Những cơn đau này lan tỏa khắp vùng bụng dẫn đến việc bị rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, đau đầu, cảm xúc thay đổi. Một số người chỉ cảm thấy khó chịu một chút nhưng có những trường hợp đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những triệu chứng này được gọi chung là thống kinh.
Nguyên nhân chính của đau bụng kinh là gì?
Hiện tại vẫn chưa giải thích được vì sao hiện tượng đau bụng kinh ở một số phụ nữ lại dữ dội hơn so với những người khác. Nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể:
- Lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt lớn hơn bình thường
- Dưới 20 tuổi
- Có chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Chưa từng có con
- Mới có kinh nguyệt
- Có tiền sử gia đình về đau bụng kinh
- Hút thuốc
Tất cả các yếu tố trên có liên quan đến nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể trước khi có kinh nguyệt. Hormone prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để tống máu kinh ra ngoài. Sự tích tụ quá mức của hormone này làm cho các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn, gây đau nhiều hơn. Thông thường, lượng prostaglandin do niêm mạc tử cung sản xuất đạt ngưỡng cực đại vào 1 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể kéo dài đến ngày thứ hai của chu kỳ. Vì thế tình trạng đau bụng kinh thường nghiêm trọng nhất trong những ngày này và giảm dần trong những ngày sau.
Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng kinh cũng có thể kết quả của một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:
– Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1-2 tuần trước khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới thường biến bất khi có máu kinh.
– Lạc nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc tử cung lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu… gây đau dữ dội khi đến chu kỳ kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị sớm.
– U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh và đau bụng kinh.
– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
– Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Đây là tình trạng lớp nội mạc tử cung di chuyển vào thành cơ tử cung gây viêm và đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một rối loạn phụ khoa lành tính thường gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi.
– Hẹp cổ tử cung: Là tình trạng hiếm gặp trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp đến mức gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt, làm tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Nguồn Tổng Hợp .
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…