Mổ lấy thai là can thiệp lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và rạch tử cung. Chỉ định mổ lấy thai khi chuyển dạ không an toàn đối với mẹ và thai nhi, trong trường hợp buộc phải lấy thai ra nhưng không gây được chuyển dạ, khi đẻ khó cơ giới hay vì đặc điểm của thai làm cho không thể đẻ đường dưới được và trong tình trạng cấp cứu buộc phải lấy thai ra nhanh mà đẻ đường dưới thì chưa đủ điều kiện. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung (không bao gồm mổ lấy thai trong vỡ tử cung). Trước đây, chỉ định sinh mổ còn hạn chế còn hạn chế do nhiễm trùng và sự hạn chế của gây mê hồi sức. Ngày nay, sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn các tai biến của việc mổ lấy thai. Tuy nhiên, mổ lấy thai là chỉ định có lý do Y khoa, vì vậy trong các trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sản phụ sẽ chỉ định sinh mổ.
Vết rạch của mổ lấy thai có thể là một vết rạch dọc hoặc là vết rạch ngang.
- Vết mổ dọc: Đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu.
- Vết mổ ngang: Đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Nó được sử dụng thường xuyên nhất vì nó mau lành và ít chảy máu hơn.
Loại vết mổ được sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vết rạch trong tử cung cũng có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang
Chỉ định mổ lấy thai dự phòng (mổ chủ động)
Về thời điểm mổ, ở nước ta mổ dự phòng thường được thực hiện trong tuần 39 của thai nghén để đảm bảo chắc chắn thai đã trưởng thành, có khả năng sống tốt khi ra ngoài.
Khung chậu bất thường
Khung chậu hẹp toàn diện, khung chậu méo (khung chậu lệch hay khung chậu không đối xứng); khung chậu hình phễu.
Đường xuống của thai nhi bị cản trở
– Do người mẹ có các khối u tiền đạo: Các khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt và không xuống được.
– Rau tiền đạo trung tâm: Phòng ngừa khi chuyển dạ ra máu nhiều ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Tử cung có sẹo xấu
Sẹo mổ ở thân tử cung lần trước; sẹo do vết khâu vỡ tử cung lần trước; sẹo mổ đã 2 lần hoặc dưới 24 tháng.
Lần mổ trước vì một lý do nhất thời nhưng lần này ngôi thai không tốt (ngôi ngược, ngôi ngang) hoặc có những biến cố khác.
Nguyên nhân về phía mẹ
– Người mẹ mắc bệnh tim: Dấu hiệu suy tim thường nặng lên khi có thai và khi đẻ. Nên người mẹ bị bệnh này nếu được gây mê hồi sức tốt thì mổ chủ động sẽ tốt hơn là đẻ qua đường âm đạo.
– Các bệnh cao huyết áp: tai biến mạch máu não, nhiễm độc thai nghén… có thể nguy hiểm cho mẹ và con.
– Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hoặc rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt.
– Để bảo tồn kết quả của phẫu thuật chỉnh hình phụ khoa
– Các dị dạng sinh dục: Tử cung đôi, tử cung hai sừng hoặc đáy tử cung có phên giữa làm cho ngôi bất thường. các dị tật ở âm đạo…
Nguyên nhân về phía con
Thường là một thai suy mãn tính; tình trạng thai bị suy dinh dưỡng nặng; hoặc bát đồng nhóm máu nếu không lấy thai ra có thể bị chết trong tử cung.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…