Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Đây là tình trạng có thể gây nên viêm nhiễm tử cung, nghiêm trọng hơn là tắc vòi trứng hay băng huyết. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, biến chứng có thể được điều trị hoàn toàn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chủ động phòng ngừa tình trạng sót nhau thai này. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Phân loại hiện tượng sót rau sau sinh : Tránh Thai Nhật Bản .
Sót rau sau khi sinh có thể chia làm 3 loại:
Rau cài răng lược
Gai rau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung khiến quá trình sinh thường trở nên khó khăn hơn và thường dẫn đến băng huyết sau sinh.
Rau tiền đạo
Đây là hiện tượng bánh rau bám vào phần dưới gần mép cổ tử cung, xảy ra docác cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.
Rau bong nhưng không ra ngoài
Rau thai có thể được tách ra hoàn toàn khỏi tử cung nhưng lại bị kẹt trong cơ thể và không thể thoát ra ngoài do cổ tử cung đóng lại quá sớm.
Nguyên nhân dẫn đến sót rau sau sinh
Có nhiều lý do dẫn đến sót rau sau sinh nhưng có 5 nguyên nhân chính như sau:
– Thứ nhất, các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.
– Thứ hai, rau thai bám toàn bộ quanh tử cung, bánh rau che kín cả cổ tử cung ngay cả khi đã mở.
– Thứ ba, rau thai dính vào vết sẹo từ lần mổ đẻ trước hoặc phẫu thuật tử cung của mẹ.
– Thứ tư, rau thai bám sâu vào thành tử cung và không thoát ra ngoài hết sau khi em bé chào đời.
– Thứ năm, một phần rau thai bị kẹt lại không thoát ra ngoài được khi cổ tử cung đóng quá sớm.
Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không?
Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nữ thời kỳ hậu sản (sau sanh thường, sanh mổ, phá thai, sẩy thai…) bởi đây là một biến chứng đáng lo ngại cho bất cứ ai mắc phải.
Nhau thai sẽ được đẩy hết ra ngoài khi sổ thai khoảng trong vòng 30 phút nhờ vào các cơn gò tử cung và thủ thuật kéo dây rốn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai không bong ra hoàn toàn vì bám dính trên thành tử cung. Đó là hiện tượng sót nhau thai.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ vì nhau thai còn sót lại sẽ cản trở tử cung trở về trạng thái trước khi mang thai (co hồi tử cung). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như viêm nhiễm tử cung, xuất huyết, nghiêm trọng hơn là tử vong.
Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không sau khi sinh?
Hiện tượng sót nhau thai sau khi sinh có độ phổ biến cao hơn so với sót nhau thai sau phá thai. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể kịp thời điều trị dứt điểm nếu được quan sát triệu chứng và chăm sóc sau sinh cẩn thận.
Sót nhau thai có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là có 4 nguyên nhân chính:
- Mắc kẹt nhau thai: Nhau thai không được tống xuất ra khỏi buồng tử cung sau khi cổ tử cung đóng lại
- Đờ tử cung: Lực co bóp của tử cung không đủ mạnh để đẩy được hết nhau thai ra ngoài
- Nhau thai cài răng lược: Là hiện tượng nhau thai bám chặt và ăn vào tử cung thậm chí ăn vào cơ quan lân cận nên không thể bong hết.
- Nhau thai tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai bám ở cổ tử cung hoặc dưới tử cung, nhau bám bất thường có thể kèm theo cấu trúc nhau bất thường như bánh nhau phụ… đều làm tăng tỉ lệ sót nhau.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…