Thông qua các hormone, hệ thống nội tiết thực hiện vai trò điều hòa chức năng giữa các cơ quan trong cơ thể. Khi nội tiết bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với chị em còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp. Chính vì vậy, việc sớm nhận biết các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là rất quan trọng trong việc kịp thời khắc phục và điều trị. Vậy rối loạn nội tiết và cách điều trị như nào Tránh Thai Nhật Bản cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé .
Rối loạn nội tiết là gì? Tránh Thai Nhật Bản
Rối loạn nội tiết khi có quá nhiều hoặc quá ít hormon trong máu gây ra các triệu chứng như: thay đổi cân nặng, giảm ham muốn tình dục, mụn trứng cá… Các triệu chứng phụ thuộc vào loại hormon gây mất cân bằng. Rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng của cơ thể, do đó người bệnh cần được điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Các tuyến nội tiết – sản xuất hormon bao gồm:
- Vùng dưới đồi: vùng này chịu trách nhiệm về nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói, tâm trạng và giải phóng hormon từ các tuyến khác. Đồng thời nó cũng kiểm soát cơn khát, giấc ngủ và ham muốn tình dục.
- Tuyến yên: được coi là tuyến kiểm soát chính. Nó kiểm soát tất cả các tuyến, tạo ra các kích tố kích thích tăng trưởng.
- Tuyến cận giáp: kiểm soát lượng canxi trong cơ thể.
- Tuyến tụy: sản xuất insulin giúp kiểm soát đường trong máu.
- Tuyến giáp: sản xuất hormon liên quan đến đốt cháy calo, kiểm soát nhịp tim.
- Tuyến thượng thận: sản xuất các hormon kiểm soát ham muốn tình dục và cortisol-hormon gây căng thẳng.
- Tuyến tùng: tuyến này sản xuất melatonin – ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Buồng trứng (chỉ có ở phụ nữ): buồng trứng tiết ra estrogen, testosterone và progesterone-hormon sinh dục nữ.
- Tinh hoàn (chỉ có ở nam giới): tinh hoàn sản xuất hormon sinh dục nam testosterone và tinh trùng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết là tình trạng các hormone được sinh ra bất thường, có thể là quá ít hoặc quá nhiều. Đối với phụ nữ, điều này xảy ra khi cơ thể sản sinh quá ít hoặc quá nhiều hormone Estrogen và Progesterone.
Rối loạn nội tiết tố nữ thường xuất phát từ các nguyên nhân có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa, chẳng hạn như:
-
Tuổi tác: khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cho tới khi mãn kinh, cơ thể sẽ giảm sản sinh Estrogen gây ra sự thiếu hụt hormone này.
-
Phụ nữ phải cắt bỏ buồng trứng: việc cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn gây ảnh hưởng lớn do đây là nơi mà Estrogen được sinh ra.
-
Do bệnh tật: khi mắc phải một số căn bệnh như tiểu đường, viêm tụy hay có khối u phải dùng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị cũng gây ảnh hưởng tới nội tiết tố.
-
Việc sử dụng thuốc tránh thai khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
-
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh: đó là việc ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ăn uống tùy tiện, không theo giờ giấc, không đủ chất hoặc kiêng khem quá nhiều.
-
Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi.
-
Sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ về nguồn gốc hoặc dùng không đúng cách.
-
Áp lực cuộc sống cùng với sự căng thẳng thần kinh kéo dài, tình trạng thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc.
Cách điều trị rối loạn nội tiết tố tại phòng khám Tránh Thai Nhật Bản
Điều trị rối loạn nội tiết tố là một vấn đề nan giải và cần sự kiên trì.
2.1.Điều trị dùng thuốc
Khi bắt đầu có các dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố, việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra và điều trị. Thông qua các xét nghiệm có thể giúp đánh giá chính xác được sự rối loạn này là do biến động hormone nào gây nên, các enzym, hoạt chất có liên quan đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây nên các rối loạn nội tiết tố để từ đó có hướng điều trị và bổ sung nội tiết tố hợp lý.
Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác vấn đề đang xảy ra, tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Nếu cần thiết sẽ cho chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone mà thường là sử dụng các hormone hóa dược, được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược. Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp sử dụng estrogen, progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Ngoài liệu pháp hormone thay thế, trong điều trị rối loạn nội tiết tố cần sử dụng kết hợp các thuốc như:
- Thuốc an thần
- Vitamin.
- Thực phẩm chức năng: Bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược, thực vật bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết có nguồn gốc từ nhân sâm (đặc biệt là sâm peru) hay trinh nữ hoàng cung…. Phương pháp này hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao và ổn định. Tuy nhiên, các dòng thực phẩm chức năng đa phần đều không phải là thuốc đặc trị nên không nên chủ quan khi sử dụng.
2.2.Điều trị không dùng thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung các thực phẩm có giàu acid béo như omega 3, omega-6, omega-9 có nhiều trong các loại cá, hạt hướng dương hay bơ. Các acid này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone của cơ thể.
- Ăn bổ sung các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp…vì trong đó có chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C, B) và khoáng chất (magie, kẽm, mangan,…) hỗ trợ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone cũng như điều hòa nội tiết tố trong cơ thể đồng thời ức chế khả năng rối loạn nội tiết.
- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày.
Tạo lối sống lành mạnh:
- Ngủ đủ giấc, làm việc hạn chế căng thẳng và stress. Áp lực và căng thẳng sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Có thể thư giãn cơ thể bằng các tập thể dục nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ hay tắm nóng…
- Có thể áp dụng một số bài massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và massage chân để kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp