Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bên cạnh các tác dụng quen thuộc và sự tiện dụng, loại thuốc này có thể gây dị ứng trong một số trường hợp, thậm chí là đe doạ tính mạng. Vậy dị ứng với thuốc hạ sốt paracetamol là gì? Các dấu hiệu và cách xử trí ra sao khi bị dị ứng paracetamol? Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé .
Tổng quan về thuốc Paracetamol . Tránh Thai Nhật Bản .
Paracetamol là thuốc được sử dụng để giúp giảm đau ở mức nhẹ và trung bình, chẳng hạn như đau đầu, đau răng, bong gân hoặc đau nhức cơ thể nói chung. Thuốc cũng có tác dụng giảm sốt do các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.
Paracetamol thường được khuyến cáo là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên trong việc giảm đau. Bởi vì đây là loại thuốc được dung nạp tốt, an toàn với hầu hết mọi người và hiếm khi gây tác dụng phụ.
Bạn có thể dị ứng với Paracetamol không? Cơ chế gây phản ứng dị ứng của thuốc là gì .Tránh Thai Nhật Bản
Dị ứng về cơ bản được hiểu là phản ứng của hệ miễn dịch đối với tác nhân được cơ thể nhận định là mối nguy hiểm. Các tác nhân này không chỉ có thức ăn, đồ uống, phấn hoa, mạt bụi… mà còn bao gồm cả thuốc. Vì vậy, dù Paracetamol là loại thuốc dung nạp tốt thì vẫn có những trường hợp bị dị ứng. Tuy nhiên, thực tế là dị ứng thuốc nói chung và dị ứng với Paracetamol nói riêng không quá phổ biến. Trong số các trường hợp phản ứng với thuốc, chỉ có khoảng 5-10% là phản ứng dị ứng do cơ địa.
Một số triệu chứng lâm sàng của dị ứng thuốc
Mày đay: Là triệu chứng khá phổ biến và thường xuất hiện đầu tiên khi bị dị ứng thuốc, bao gồm các tổn thương như sẩn, ngứa và phù.
Phù Quincke: Thường xuất hiện ở các vùng da tổ chức lỏng lẻo và các vùng da ở vị trí đặc biệt với biểu hiện là từng mảng sưng nề, đường kính khá to, khoảng 2 đến 10cm.
Sốc phản vệ: Có thể khởi phát rất nhanh, từ vài chục giây đến vài phút sau khi dùng thuốc, bắt đầu bằng cảm giác bồn chồn, vã mồ hôi, sau đó là ngứa ran khắp người, hạ huyết áp, tim đập nhanh, khó thở,… Nếu nguy hiểm có thể dẫn đến hôn mê, rối loạn tim mạch và thậm chí là tử vong.
Đỏ da toàn thân: Với biểu hiện sốt cao, đỏ da diện rộng, ngứa và nổi ban đỏ.
Hồng ban nhiễm sắc cố định: Bệnh nhân bị sốt, xuất hiện nhiều ban đỏ sau màu sẫm lại ở các vị trí như môi, chân tay, thân mình.
Hồng ban đa dạng: Biểu hiện là sốt với các tổn thương trên da như: Ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước, thường có hình tia bắn, tiến triển cấp tính toàn thân.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, với các bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên của cơ thể như mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn, diện tích da tổn thương <10% diện tích da cơ thể, có thể kèm theo tổn thương gan, thận, nặng có thể tử vong.
Thuốc thay thế nếu dị ứng với Paracetamol Tránh Thai Nhật Bản
Nếu bạn dị ứng với thuốc hạ sốt paracetamol, bạn có thể thử dòng thuốc hạ sốt khác không cùng nhóm như thuốc Ibuprofen. Bạn cần lưu ý liều dùng thuốc ibuprofen sẽ khác với liều dùng của paracetamol. Vì chưa biết tình trạng dị ứng của bạn với paracetamol nên bác sĩ không thể khuyên bạn uống paracetamol rồi uống thuốc dị ứng. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn chi tiết.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…