Viêm đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, gây cảm giác khó chịu và có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bài viết này mong muốn cung cấp một số thông tin và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Thông thường, người bệnh có thể khỏi sau 2–3 ngày điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như người ghép tạng hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiết niệu…, việc chữa trị nhiễm trùng đường tiểu có khả năng kéo dài 7–14 ngày hoặc lâu hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất trong chữa trị. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể nhận thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn thường được chỉ định kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh, người bệnh lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính
Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng này có nguy cơ trở thành mạn tính. Nếu bạn bị tái nhiễm 2–3 lần trong một năm, hãy trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn, ví dụ như:
- Uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát
- Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ, nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng có liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục (STD)
- Dùng kháng sinh trong vòng 1–2 ngày mỗi khi triệu chứng viêm đường tiết niệu xuất hiện.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu tăng tốc phát triển trong bàng quang. Mặc dù hệ thống tiết niệu đã được thiết kế để ngăn chặn những “kẻ xâm lược” này, nhưng các biện pháp phòng thủ đôi khi trở nên thất bại. Khi điều đó xảy ra, vi khuẩn sẽ được giữ lại và phát triển thành các ổ viêm tại hệ tiết niệu.
Nhiễm trùng bàng quang hay viêm bàng quang thường do Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường tiêu hóa, gây ra. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn được lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Bên cạnh đó, do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ gần với âm đạo nên các tác nhân gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) dễ tấn công niệu đạo gây viêm.
Các yếu tố nguy cơ
Như đã nói nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ cụ thể của phụ nữ bao gồm:
- Đặc điểm cấu tạo hệ tiết niệu: Chiều dài của niệu đạo ngắn hơn khiến cho vi khuẩn dễ di chuyển đến bàng quang gây nhiễm trùng.
- Hoạt động tình dục: Phụ nữ hoạt động tình dục thường xuyên có xu hướng bị nhiễm bệnh nhiều hơn những phụ nữ ít hoạt động. Đồng thời, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Dùng các biện pháp kiểm soát sinh sản: Phụ nữ sử dụng màng chắn tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai cao hơn.
- Thời kỳ mãn kinh: Sự suy giảm estrogen gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến chị em phụ nữ dễ bị nhiễm trùng.
- Giai đoạn sinh nở: Do đặc thù của quá trình này nên phụ nữ sinh bằng phương pháp đẻ mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm đường tiết niệu sau sinh hơn phụ nữ đẻ thường.
Các yếu tố nguy cơ khác
- Đường tiết niệu có bất thường bẩm sinh: Tình trạng bất thường về đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra ngoài như thông thường hoặc khiến nước tiểu trào ngược lên niệu đạo làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu: Sỏi thận hoặc tăng sinh tuyến tiền liệt cũng làm giữ nước tiểu trong bàng quang và tạo cơ hội cho nhiễm trùng tiểu xuất hiện.
- Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Bệnh tiểu đường và các bệnh khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cho người bệnh dễ nhiễm khuẩn hơn người khác.
- Sử dụng ống thông: Những người không thể tự đi tiểu và sử dụng ống thông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tình trạng này bao gồm những người đang nằm viện, người có vấn đề về thần kinh khó kiểm soát khả năng đi tiểu và bị liệt.
- Thủ thuật tiết niệu: Phẫu thuật tiết niệu hoặc kiểm tra đường tiết niệu có liên quan đến dụng cụ y tế đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…