Mang đa thai -Những vấn đề về đa thai

qMang bầu đa thai được xem là niềm vui đối với hầu hết chị em phụ nữ. Tuy nhiên, mẹ bầu mang đa thai lại càng phải thận trọng hơn vì sự gia tăng các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vậy dấu hiệu mang đa thai là gì và những rủi ro nào có thể xảy ra? Cùng chúng tôi tranhthainhatban.com tìm hiểu nhé

Đa thai là gì?

Phụ nữ mang đa thai nghĩa là trong quá trình mang thai, có hai hoặc nhiều thai cùng lớn lên trong tử cung của mẹ. Nguyên nhân đa thai có thể là do trước đó đã có nhiều hơn môt nang noãn (noãn) được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và mỗi noãn được thụ tinh với một tinh trùng, từ đó tạo ra nhiều phôi và cùng phát triển trong tử cung. Kiểu thụ tinh này sẽ sinh ra đa thai khác noãn (khác noãn).

Trong trường hợp khi một noãn được thụ tinh, sau đó tách ra tạo thành nhiều phôi giống hệt nhau sẽ sinh ra những bé giống hệt nhau, gọi là đa thai cùng noãn (cùng noãn). Cặp song sinh giống hệt nhau ít phổ biến hơn so với sinh đôi khác noãn.

Nguyên nhân dẫn đến đa thai

Di truyền  

Nếu bạn có mẹ hoặc chị/em gái từng mang đa thai, khả năng mang đa thai của bạn cũng tăng lên đáng kể.

Tuổi tác

So với những thai phụ tuổi dưới 35, phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn.

Tiền sử mang đa thai

Nếu trước đây từng mang đa thai, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho lần mang thai này, vì rất có thể bạn sẽ tiếp tục mang đa thai một lần nữa.

Thuốc kích thích rụng trứng 

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kích thích rụng trứng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thưa hoặc không đều. Hormone kích thích nang trứng (FSH) và Clomiphene citrate được bác sĩ kê toa để tăng cường sản xuất trứng. Các loại thuốc này có tác dụng phụ là kích thích nhiều trứng rụng cùng lúc và nếu tất cả đều được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai.

Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như lọc rửa và bơm tinh trùng (IUI), các thuốc kích trứng và gây rụng trứng thường khiến cho nhiều trứng được giải phóng trong 1 chu kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng đa thai nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Các phôi sau chuyển cũng có khả năng tự phân tách để tạo thành những phôi giống hệt nhau, dẫn tới đa thai.

Theo thống kê, tỷ lệ đa thai trong thụ tinh ống nghiệm là 25%, cao gấp 20 lần so với đa thai tự nhiên, mà nguyên nhân chính là do chuyển nhiều phôi để tăng tỷ lệ thành công.

Các trường hợp mang đa thai

Đa thai cùng trứng

Thai nhi trong trường hợp đa thai cùng trứng được hình thành từ sự thụ tinh thành công của 1 trứng và tinh trùng. Bạn sẽ có cặp song sinh giống hệt nhau nếu phôi chia thành 2. Nếu một trong hai phôi phân chia thêm lần nữa, 3 bé sẽ chào đời và cứ tiếp tục như thế. Trẻ sinh ra sẽ có cùng bộ gen và giới tính, và đa phần đều mang bề ngoài giống nhau. Sẽ có 1 ca là sinh ba, sinh tư trên 1.000 ca sinh.

Đa thai khác trứng

Đôi khi, bạn sẽ gặp trường hợp nhiều trứng rụng trong cùng một tháng. Nếu mỗi trứng này đều thụ tinh với tinh trùng khác nhau, thì trường hợp sinh đôi khác trứng sẽ xảy ra. Trẻ sinh ra trong trường hợp sinh đôi khác trứng sẽ có bộ gen khác nhau.

Đặc biệt, khi mỗi trứng thụ tinh với tinh trùng của những người đàn ông khác nhau ở những thời điểm khác nhau sẽ dẫn đến trường hợp sinh đôi khác cha.

Mang đa thai có nguy hiểm không?

Mang đa thai có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cao hơn bình thường. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn. Đồng thời thực hiện siêu âm mỗi 4 – 6 tuần bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

Nếu nghi ngờ thai nhi có vấn đề, mẹ bầu sẽ phải làm các xét nghiệm đặc biệt, chẳng hạn như xét nghiệm Non-Stress Test (NST), hoặc trắc đồ sinh vật lý (BPP – Biophysical Profile) và thực hiện siêu âm thường xuyên hơn.

Mang bầu đa thai cần lưu ý những vấn đề gì? 

Bổ sung nhiều năng lượng hơn

Mẹ bầu mang đa thai cần bổ sung nhiều năng lượng hơn đơn thai. Cụ thể, trung bình cần bổ sung thêm 300 calo cho mỗi thai nhi mỗi ngày. Nhu cầu năng lượng cần phải được cá nhân hóa trong trường hợp mang đa thai.

Duy trì vận động nhẹ nhàng

Duy trì các bài tập vận động nhẹ nhàng rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu mang đa thai trong thai kỳ. Các bài tập được khuyến cáo là đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu. Ngoài ra, mẹ cần tránh các hoạt động mạnh, quá sức.

Mẹ bầu mang đa thai nên duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy có vấn đề phát sinh trong thai kỳ, có thể bạn nên tránh tập thể dục.

Những biến chứng có thể gặp khi mang đa thai

Không như đơn thai, khi mang đa thai mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm hơn. Một số rủi ro có thể gặp phải khi mang thai đôi hoặc thai ba bao gồm:

Tiền sản giật

Khi mang đa thai, bạn sẽ dễ bị tiền sản giật hoặc cao huyết áp. Mặc dù đây là biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ mẹ bầu nào nhưng tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu đa thai. Tăng huyết áp thường là dấu hiệu đầu tiên kèm theo chứng đau đầu, các vấn đề về thị lực, buồn nôn. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nếu không nhận được giám sát, can thiệp kịp thời của bác sĩ.

Sinh non

Sinh non là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi có đa thai. Một em bé đủ tháng được sinh vào khoảng thời gian tuần thai thứ 39 – 40 của thai kỳ. Đa số các bé sinh đôi đều sinh ra sớm hơn, dưới 37 tuần. Bé dễ bị sinh non hơn 6 lần so với thai đơn. Trẻ sơ sinh trước 32 tuần thường có vấn đề về sức khỏe lâu dài như mất thính giác, thị lực kém, tổn thương não…

Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7

Hotline : +84359171900

Facebook,Zalo…

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop