Mang thai có thể gây ra các biến đổi tim và mạch máu cho thai phụ, do đó, những phụ nữ đã có sẵn bệnh tim khi mang thai cần hết sức chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, vào thời tiết nắng nóng mùa hè càng khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Mẹ bị bệnh tim có nên mang thai?
Bản thân các bệnh tim mạch lại có nhiều thể và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với nhiều bệnh tim thể nhẹ (chiếm đa số), việc mang thai hầu như không ảnh hưởng nhiều đến người mẹ. Ngược lại, một số bệnh nhân có bệnh tim nặng, chưa được giải quyết hoặc không thể giải quyết một cách triệt để trước khi mang thai mà vẫn mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.
Quan điểm trước đây cho rằng, khi bạn bị bệnh tim thì không nên lấy chồng. Nếu có lấy chồng thì không nên mang thai và nếu có thai thì không nên đẻ, nếu đẻ thì không nên cho con bú… Vấn đề đặt ra là bản thân người bệnh phải có sự hiểu biết, có kế hoạch và chủ động trong việc sinh đẻ của mình. Vì vậy, phụ nữ bị bệnh tim có nên mang thai hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và loại bệnh của họ.
Các loại bệnh tim
Bệnh tim bẩm sinh
Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch là những bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Các bệnh này đều có một lỗ thông ở vách tim (phần cơ ngăn cách tim trái với tim phải). Nếu lỗ thông lớn, máu từ tim trái sẽ đi qua tim phải và được bơm trở lại phổi.
Đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng.
Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ. Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần sẽ có dấu hiệu của suy tim và sẽ nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ khác theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Bệnh van tim
Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ (ngăn giữa thất trái và động mạch chủ) bị hẹp hoặc xơ cứng. Cùng với thời gian, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Phụ nữ có van động mạch chủ hai lá hoặc các loại hẹp van động mạch chủ khác cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Đôi khi, cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.
Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá (ngăn giữa nhĩ trái và thất trái) bị hẹp. Nguyên nhân thường gặp là thấp tim. Tăng thể tích máu và tăng nhịp tim khi mang thai sẽ làm nặng triệu chứng của hẹp hai lá. Nhĩ phải có thể giãn rộng, gây tình trạng nhịp tim nhanh không đều gọi là rung nhĩ.
Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng suy tim như khó thở, loạn nhịp tim, mệt mỏi, phù. Suy tim sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ. Một số trường hợp cần điều trị thuốc khi mang thai để làm giảm triệu chứng. Phụ nữ có bệnh hẹp van hai lá phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi họ dự định có thai. Đôi khi cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.
Sa van hai lá là bệnh phổ biến, thường ít gây triệu chứng và không cần điều trị. Đa số phụ nữ bị sa van hai lá có thể mang thai an toàn. Nếu sa van hai lá gây hở van tim nhiều, cần điều trị trước khi mang thai. Tốt nhất là tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
Hở van hai lá:
- Mức độ nhẹ thì vẫn có thể mang thai được, tuy nhiên cần kiểm tra sức khỏe tim mạch trước khi mang thai để có đánh giá chính xác về thể trạng và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Trong thai kỳ, tim phải co bóp nhiều hơn để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi có thể khiến tình trạng hở van 2 lá nặng hơn. Do đó thai phụ cần theo dõi định kỳ đề phòng biến chứng.
- Hở van hai lá ở mức độ nặng, kèm theo chức năng tim đã suy giảm thì quá trình thai nghén dễ có các biến chứng khi sinh nở.
Mẹ bầu bị bệnh tim có thể gặp phải rủi ro gì?
Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch, mẹ bầu có thể gặp phải một vài rủi ro sau:
- Các vấn đề về nhịp tim: Trong thai kỳ, thai phụ thường gặp phải những bất thường nhỏ về nhịp tim. Những bất thường này không đáng quan tâm.
- Van tim có vấn đề: Nếu đã từng thay van tim nhân tạo hay tim hoặc van tim bị sẹo hoặc bị dị tật, bạn có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng trong thai kỳ. Nếu van tim không hoạt động tốt, tim của bạn sẽ không thể chịu đựng được lượng máu tăng lên trong cơ thể suốt quá trình mang thai.
- Tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Bệnh nhiễm trùng các lớp lót bên trong của tim (màng trong tim) và van tim, thường xảy ra với những người có van nhân tạo và van tim dị thường có khả năng đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các loại van tim nhân tạo cơ học đều gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và thai nhi. Nguyên nhân là do các mẹ bầu thường phải sử dụng các chất kháng đông kèm theo dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng đông máu có thể đe dọa tính mạng.
- Suy tim sung huyết: Khi khối lượng máu tăng, tình trạng bệnh suy tim sung huyết có thể trở nên nặng hơn.
- Khuyết tật bẩm sinh tim: Nếu mẹ bầu bị dị tật tim bẩm sinh, thai nhi cũng có nguy cơ mắc phải một số loại khuyết tật tim. Hơn nữa, nguy cơ sinh non của những mẹ bầu bị bệnh tim cũng cao hơn.
Nguồn Tổng Hợp .
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo…