Sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi là những mối quan tâm lớn trong thai kỳ. Trên thực tế, hầu hết các vấn đề sức khỏe khi mang thai là phổ biến và đều ở mức độ nhẹ. Thế nhưng, một số trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ diễn biến bất lợi (mà các mẹ bầu hay gọi là dấu hiệu thai yếu) hoặc biến chứng thai kỳ thì mẹ phải thận trọng hơn và nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu các dấu hiệu thai yếu nhé .
Biểu hiện tình trạng thai yếu
Mỗi bào thai đều trải qua nhiều giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn đều sẽ có những cột mốc đáng nhớ. Lần đầu nghe thấy nhịp tim thai chính là một trong những cột mốc quan trọng đó. Khi phôi thai ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, trái tim sẽ bắt đầu đập khoảng 80 – 85 nhịp mỗi phút, đồng nhất với nhịp tim của mẹ. Trong suốt một tháng đầu tiên, tần suất đập của nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 3 nhịp mỗi phút/ngày. Vì thế, việc đếm nhịp tim là cách giúp bác sĩ xác định tuổi thai khi siêu âm. Mức độ phát triển của tim kể từ khi nghe thấy nhịp tim:
- Tuần thứ 5: Tim bắt đầu đập và có thể được phát hiện qua siêu âm thai.
- Tuần thứ 6: Ống tim cơ bản đã tạo thành hình chữ S và tạo ra khu vực cho tâm thất.
- Tuần thứ 7: Tâm thất và tâm nhĩ bắt đầu tách rời để phát triển.
- Tuần thứ 8: Các van giữa tâm nhĩ và tâm thất của tim hình thành.
- Tuần thứ 9 và tuần thứ 10: Động mạch chủ và tĩnh mạch phổi hình thành. Tuần thứ 10 cũng là tuần tim thai phát triển đầy đủ.
Từ tuần thứ 9 của thai kỳ, trung bình tim thai sẽ đập khoảng 175 nhịp/phút. Sau đó, nhịp tim sẽ bắt đầu chậm lại và ổn định dần với tần suất giao động từ 110–160 nhịp mỗi phút. Vì vậy, nếu trong từng giai đoạn phát triển mà thai nhi không đáp ứng có thể là biểu hiện của thai yếu như:
- Nhịp tim đập thấp hơn mức trung bình, căn cứ vào từng giai đoạn thai kỳ.
- Tim thai xuất hiện sau mốc 8 tuần, đập không rõ ràng.
- Phôi thai phát triển chậm, kích thước không đạt đủ tiêu chuẩn.
Thai yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là chế độ dinh dưỡng. Nếu tình trạng thai yếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy mẹ bầu cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cho thai nhi khỏe mạnh.
Đau lưng kéo dài và dữ dội
Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ đầu gặp phải hiện tượng đau lung do kích thước của bé dần dần lớn lên và tạo áp lực lên cột sống (đối với các mẹ mang thai từ sinh đôi trở lên sẽ thấy cơn đau rõ rệt hơn).
Âm đạo tiết dịch bất thường
Khi mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi nên thường xảy ra hiện tượng âm đạo tiết ra dịch trắng và có mùi hôi khó chịu, đây là hiện tượng bình bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra có màu vàng, hơi ngả sang màu xanh và có mùi hôi khó chịu hơn thì mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay nhé. Lúc này, tỉ lệ 90% là thai nhi đang yếu và có vấn đề rồi đó mẹ nhé.
Chỉ số beta hCG thể hiện quá trình phát triển của thai nhi (hCG là nội tiết do được sinh ra bởi nhau thai trong quá trình mang thai). Nếu mẹ bầu đi xét nghiệm mà thấy nồng độ hCG xuống thấp bất thường cũng là một dấu hiệu nhỏ báo hiệu mẹ bầu đang bị suy thai.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ cần phải kiểm tra thường xuyên vị trí của nhau thai để đảm bảo không xuất hiện những điều bất thường như bong nhau thai hoặc tụ dịch màng nuôi, … Nếu trong trường hợp thau thai có xu hướng thay đổi vị trí hoặc nhau thai bong sớm ra khỏi tử cung thì các mẹ phải hết sức lưu ý và điều trị kịp thời.