Sảy thai liên tiếp là tình trạng phụ nữ bị sảy thai tự nhiên từ hai lần trở lên, phần lớn trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân và điều trị tốt có thể làm tăng tỷ lệ thai sống khỏe mạnh lên tới 70% . Tránh Thai Nhật Bản cùng bạn tìm hiểu nhé .
1. Sảy thai liên tiếp là gì?
Sảy thai là tình trạng bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc khi thai mới nặng dưới 500 gram. Sảy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên.
Trên thực tế, tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm đến 15% tổng số có thai. Nhiều phụ nữ thậm chí còn không nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai. Nguyên nhân là vì phần lớn thai bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Người mẹ có nguy cơ bị sảy thai các lần sau rất cao nếu như đã từng bị sảy thai.
2. Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây:
2.1 Bất thường nhiễm sắc thể
Trong các trường hợp sảy thai liên tiếp, có đến 90% trường hợp có nguyên nhân do bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường này có thể do bố, do mẹ hoặc do cả bố và mẹ gây thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể khiến phôi thai sau khi được thụ tinh không phát triển được nữa.
2.2 Bất thường tử cung
Tử cung của mẹ gặp nhiều vấn đề bất thường như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, hở eo cổ tử cung… cũng đều khiến phôi thai không làm tổ và phát triển bình thường được.
2.3 Yếu tố miễn dịch
Trường hợp mẹ bầu bị rối loạn tự miễn như hội chứng Antiphospholipid sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền máu và chất dinh dưỡng đi nuôi thai nhi, khiến thai nhi không thể phát triển được.
2.4 Bất thường nội tiết
Khi mang thai nội tiết progesterone đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nuôi dưỡng thai nhi. Nếu bị bầu bị suy hoàng thể sẽ không sản xuất đủ progesterone nên thai nhi không thể phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu mắc hội chứng đa nang cũng có nguy cơ cao bị sảy thai liên tiếp.
2.5 Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
Khi mang thai, mẹ mắc bệnh rubella hay các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu… cũng dễ gây sảy thai do sự tấn công của vi khuẩn, virus.
2.6 Mẹ bầu bị bệnh nội khoa
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ mắc một số bệnh nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyết giáp, tim mạch… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi, tăng nguy cơ bị sảy thai liên tiếp.
2.7 Tinh trùng bất thường
Tinh trùng bị dị tật có thể thụ thai được nhưng lại khiến thai nhi không thể phát triển hoặc nếu phát triển cũng dễ bị dị tật và phải hút bỏ.
2.8 Yếu tố bên ngoài
Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, hút thuốc, uống rượu bia cũng dễ bị sảy thai. Ngoài ra, nếu sinh sống ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất như thạch tín, thuốc diệt côn trùng… cũng làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
2.9 Không rõ nguyên nhân
Có đến 75% các trường hợp sảy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì khả năng có thai bình thường ở những lần sau là 50 – 60% nếu mẹ đảm bảo sức khỏe và không quá lớn tuổi.
3. Điều trị sảy thai liên tiếp như thế nào?
Phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân, có thể phẫu thuật, điều trị hormone… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân sẩy thai tương đối khó khăn và không phải lúc nào cũng thành công. Do đó, bạn nên khám sức khoẻ trước khi lập gia đình, đến bác sĩ để khám và theo dõi ngay từ khi chưa có thai. Cả hai vợ chồng sẽ được tư vấn về những điều cần làm và cần đề phòng. Nếu có dấu hiệu mang thai, bạn cũng cần được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ sớm và chỉ định những thuốc cần thiết. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai.
Với những người sẩy thai nhiều lần, bác sĩ khuyên tránh lao động nặng, cho uống thuốc giữ thai loại progesterone, thuốc giảm co và khâu vòng cổ tử cung để phòng sẩy thai. Bên cạnh đó, tốt nhất là nên hạn chế thuốc lá và rượu. Nếu công việc liên quan đến những chất độc hại, bạn phải đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động tốt nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độ
Sau sẩy thai không nên lại có thai ngay, cần tránh có thai ít nhất là 6 tháng. Đợi ít nhất sau 3 kỳ kinh bình thường, đến bệnh viện kiểm tra tìm nguyên nhân. Lúc đó có thể tiến hành những xét nghiệm thăm dò, trong đó có chụp tử cung-vòi trứng, tìm bất thường ở tử cung, …
Tránh bị viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu chẳng may mắc cần chữa sớm và triệt để. Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh cũng cần triệt để điều trị. Nếu định mang thai lần tiếp theo thì nên chủ động giao hợp vào ngày phóng noãn cho noãn được tươi và khỏe mạnh. Người chồng cũng cần được bồi bổ, tĩnh dưỡng, kiêng giao hợp vài ngày trước thời điểm phóng noãn của người vợ giúp cho tinh trùng khỏe mạnh và tập trung mật độ tinh trùng vào ngày giao hợp. Có như thế mới đảm bảo có được một phôi thai khỏe mạnh.
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…