Sót thai ( sót nhau ) sau khi sinh là hiện tượng nhau thai bị sót lại trong tử cung sau sinh, điều này có thể gây viêm nhiễm nặng nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Chảy máu bất thường chính là hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sót nhau thai. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Sót nhau thai sau khi sinh là gì?
Nhau thai là cơ quan liên kết giữa mẹ và thai nhi. Nhau thai được gắn vào thành tử cung, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, tiết ra một số kích thích tố cần thiết cho cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cơ thể người phụ nữ sau sinh không cần đến nhau thai nữa. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai khỏi tử cung.
Toàn bộ bánh nhau phải được loại bỏ khỏi tử cung sau khi bạn sinh con. Trong một số trường hợp, một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung, đây là hiện tượng sót nhau thai. Sót nhau có thể xảy ra bởi nhau bị mắc sau cổ tử cung đóng một phần hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung – dù bám nông (nhau dính) hay bám sâu (nhau cài răng lược).
Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng…, thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Sót nhau thai có triệu chứng gì?
Có nhiều dấu hiệu có thể giúp sản phụ nhận biết mình bị sót nhau thai. Trong đó, ra máu bất thường chính là dấu hiệu sót nhau thai quan trọng nhất.
Hiện tượng ra máu bất thường ở sản phụ đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Bình thường, sau sinh sản phụ có thể bị ra dịch, máu kéo dài tới cả tháng. Tuy nhiên, trong sót nhau thai, dịch của sản phụ có nhiều bất thường như: Dịch ra có màu đen, mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, phụ nữ bị sót nhau thai bị ra huyết và dịch nhiều hơn bình thường rất nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục.
Kèm theo đó là một số triệu chứng:
- Đau bụng nhiều, âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới.
- Sốt.
- Tử cung có thể co hồi kém.
- Bệnh nhân mất máu nhiều nên thường có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn có thể bị choáng.
Sót nhau thai thường gây ra viêm nhiễm, nên những dấu hiệu nhiễm trùng ở phụ nữ sau sinh như sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi,… cần phải được lưu ý đặc biệt. Có thể phát hiện sớm sót nhau thai bằng cách kiểm tra nhau. Do đó, nếu có dấu hiệu sót nhau thai, sản phụ cần đi thăm khám bác sĩ ngay để biết về tình trạng của mình cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Quy trình nạo sót nhau, sót thai
Kỹ thuật nạo sót nhau, sót thai phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Phụ sản. Bác sĩ sẽ phải rửa tay, mặc áo, đội mũ, đi găng tay, đeo khẩu trang vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật.
Trước khi tiến hành nạo sót nhau, sót thai, bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn thân, đo huyết áp, kiểm tra nhiệt độ, lấy thông tin tiền sử bệnh lý. Sau đó, sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa, đối với trường hợp sót thai bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, tình trạng xảy, tình trạng tử cung. Nếu không có vấn đề bất ổn gì, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về tình trạng hiện tại và quá trình tiến hành thủ thuật để bệnh nhân yên tâm điều trị.
Quy trình nạo sót nhau, sót thai
- Tiến hành sát khuẩn âm hộ và toàn bộ vùng tầng sinh môn
- Sát khuẩn âm đạo và cổ tử cung
- Một vài trường hợp bệnh nhân cần được thông tiểu
- Sau đó, bác sĩ tiến hành đặt van bộc lộ âm đạo và cổ tử cung
- Bác sĩ dùng kẹp Pozzi cặp cổ tử cung ở phần mép trước hoặc mép sau
- Bệnh nhân được Gây tê tại chỗ cổ tử cung
- Bác sĩ tiến hành xác định tư thế, đo chiều cao tử cung, nong cổ tử cung nếu cần
- Dùng kẹp gắp thai hoăc nhau thai ra ngoài
- Dùng thìa cùn nạo kiểm tra tử cung
- Trường hợp tử cung chảy máu, co kém, bệnh nhân sẽ được tiêm Oxytocin
- Sau khi nạo, bác sĩ đo lại buồng tử cung, sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo. Tổ chức nạo sẽ được lấy mẫu thử để mang đi giải phẫu bệnh.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo…