Suy nhược cơ thể sau sinh nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại . Cùng tranhthainhatban.com tìm hiểu nhé
Suy nhược cơ thể sau sinh là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên (có thể ít nhất 6 tháng) khiến bạn cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì. Sự mệt mỏi làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn suy kiệt và dù đã nghỉ ngơi nhưng bạn cũng sẽ không thấy đỡ hơn.
Suy nhược nếu cứ kéo dài mãi, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, mệt mỏi kiệt sức. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng trên, nhất là những người sức khỏe yếu, thường xuyên chịu áp lực công việc. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
Có một số đối tượng dễ bị suy nhược như: người già, người vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc những người hay bị ốm vặt. Họ có thể bị chán ăn, thiếu máu hoặc hay cảm thấy mệt mỏi. Càng ngày, những đối tượng này càng cảm thấy mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng, hậu quả là cơ thể suy nhược.
Ngoài ra, những người phải làm việc quá sức, chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì, tinh thần của họ không ổn định, không có thời gian nghỉ ngơi cho nên mất hết năng lượng làm việc. Bên cạnh đó, những người này cũng ăn uống thiếu dinh dưỡng và làm cơ thể ngày càng mệt mỏi, kiệt sức.
Triệu chứng suy nhược cơ thể sau sinh
Có thể nhận biết được tình trạng suy nhược cơ thể qua những triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức cơ thể thường xuyên và kéo dài hơn 6 tháng.
- Dễ mắc bệnh do cơ thể thiếu dưỡng chất thiết yếu dẫn đến suy giảm miễn dịch.
- Gặp phải các vấn đề về da như: nám sạm, xanh xao, thiếu sức sống, xuất hiện mụn và nếp nhăn: đó là do cơ thể mệt mỏi, kiệt sức làm rối loạn nội tiết, các dưỡng chất thiết yếu cho làn da không được sản sinh.
- Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi ngất xỉu.
- Đau đầu và mất ngủ liên tục, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ hằng đêm.
- Cảm giác chán ăn, đồ ăn không ngon miệng và cơ thể cũng hấp thu được rất ít chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
- Dấu hiệu phổ biến đi kèm với suy nhược cơ thể đó là đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Suy nhược khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn ăn vào không tiêu hóa được gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Chẩn đoán suy nhược cơ thể như thế nào?
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của CDC Hoa Kỳ, nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên kèm theo ít nhất 4 dấu hiệu khác trong các triệu chứng suy nhược cơ thể đã mô tả ở trên và kết quả khám cho thấy người bệnh không mắc các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác thì được xác định là chứng suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể vẫn chưa được biết rõ ràng, theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố như:
– Nhiễm trùng như nhiễm virus Eptein-Barr, Herpes 6, HIV/AIDS, nhiễm khuẩn lao, viêm gan B…
– Các bất thường về hệ thống miễn dịch gây suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
– Mất cân bằng nồng độ các hormone trong máu do mắc một số bệnh nội tiết.
– Lo lắng, căng thẳng, áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài.
– Yếu tố di truyền do bất thường trong cấu trúc của một số gen nhất định.
– Mắc các bệnh mạn tính, sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liên quan đến tác dụng phụ của một số thuốc.
– Giới tính, suy nhược cơ thể thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn sau sinh.
– Tuổi tác, trong đó hay gặp ở những người độ tuổi từ 40 – 50.
– Yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đầy đủ, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích, làm việc quá sức… làm tiêu hao năng lượng dự trữ của cơ thể.
Phương pháp điều trị suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh để lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe, chất lượng cuộc sống và cả tâm lý tinh thần của người bệnh.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị suy nhược cơ thể đặc hiệu, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra chỉ định phù hợp nhằm mục đích chính là giảm mệt mỏi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh phục hồi lại sức khỏe. Việc điều trị suy nhược cơ thể cũng là một quá trình lâu dài, cần có sự kiên trì của người bệnh và hỗ trợ từ gia đình.
Sử dụng thuốc tây
Một số thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, vitamin… có thể được bác sỹ kê đơn để làm dịu các triệu chứng đau đầu, đau cơ, mất ngủ, lo âu… khi triệu chứng bệnh ở mức độ nặng. Nhưng đây chỉ là cách giải quyết tạm thời, không nên dùng lâu dài và thường xuyên.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh thuốc và sản phẩm bổ trợ, để điều trị suy nhược cơ thể đạt kết quả tốt thì thay đổi lối sống cũng là việc không thể thiếu, hơn nữa cần ưu tiên thực hiện đầu tiên. Người bệnh cần xây dựng cho mình một khung thời gian biểu từ ăn uống, tập luyện đến ngủ nghỉ khoa học và nghiêm chỉnh tuân thủ theo:
– Ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa kể cả khi cảm thấy chán ăn, nên chia thành các bữa nhỏ, xen kẽ 2 – 3 bữa phụ với các món ăn nhẹ như sữa, hoa quả, ngũ cốc… bên cạnh 3 bữa chính.
– Bữa ăn nên đa dạng nhiều loại thực phẩm, nhưng cần có đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm đạm, chất béo, carbohydrat, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, hải sản, thịt gà, cá, đậu nành, sữa chua, rau lá xanh, trái cây tươi…
– Ăn ít đường, ít muối, hạn chế các loại thực phẩm đóng gói hoặc đồ ăn sẵn chứa nhiều chất béo no, chất bảo quản và giá trị dinh dưỡng thấp.
– Uống nhiều nước từ 1.5 – 2 lít/ngày, không sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.
– Không thức khuya, mỗi ngày cố gắng ngủ từ 7 – 8 tiếng, buổi tối nếu bị khó ngủ có thể ngâm chân nước ấm, ngồi thiền, tập thở sẽ ngủ ngon hơn.
– Điều chỉnh lại công việc, dành thêm thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tinh thần hoặc lo nghĩ quá mức.
– Tập thể dục đều đặn hằng ngày, để không bị mệt thì nên tập nhẹ nhàng, vừa sức của mình, có thể chọn các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, thái cực quyền, tập hít thở…
Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…