Khi cân nặng thai nhi không đạt, em bé phải đối mặt với nhiều bất lợi. Bé không những kém phát triển về thể chất mà còn cả về trí tuệ. Do đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách phòng ngừa thai nhi nhẹ cân sớm là điều rất quan trọng . Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Cách đo cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi
Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19 thai nhi: Thời điểm này thai nhi vẫn đang phát triển hệ xương và các cơ quan nên viên đo đạc các chỉ số của thai nhi trong bụng mẹ rất khó khăn và gặp nhiều sai số.
Từ tuần thứ 20 đến tuần 32 thai nhi: Lúc này chiều dài và cân nặng của thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. Chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ gót chân lên tới đỉnh đầu của thai nhi.
Từ tuần thứ 32 trở đi: Những đường nét của cơ thể trẻ sẽ được hoàn thành, đồng thời cân nặng cũng như chiều dài của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn.
Những lưu ý về cân nặng thai nhi
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi:
-
Yếu tố di truyền, chủng tộc.
-
Sức khỏe của mẹ bầu. Một số mẹ bầu bị tiểu đường, thừa cân béo phì thì thai nhi khi sinh ra có thể nặng hơn bình thường.
-
Cân nặng của mẹ: Nếu trong giai đoạn mang thai mẹ tăng cân nhiều thì cân nặng của thai nhi cũng sẽ lớn hơn bình thường, một số trường hợp phải mổ vì thai quá to. Ngược lại, nếu mẹ ăn ít, không đủ chất khiến cơ thể mẹ không tăng cân hay tăng quá ít cũng sẽ khiến cho trẻ khi sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
-
Thứ tự sinh con: Con đầu lòng thường nhỏ hơn so với con thứ. Ngoài ra với một số mẹ sinh con quá sát nhau cũng làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân.
-
Số thai: Mẹ bầu mang đa thai thì cân nặng của những đứa trẻ khi sinh ra sẽ thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Tình trạng thai nhi nhẹ cân hay thừa cân ở từng tuần tuổi có đáng lo ngại không?
Dù thai nhi thừa cân hay thiếu cân quá nhiều so với từng tuần tuổi đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé
– Đối với những trường hợp thai nhi bị thừa cân: Nhiều trường hợp thai nhi quá to khiến việc sinh nở của người mẹ gặp nhiều khó khăn. Người mẹ phải áp dụng phương pháp đẻ mổ, nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ, khiến cho các cơ quan sinh dục dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, những đứa trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý như suy tim hay suy hô hấp,…
Đối với những trường hợp thai nhi bị thiếu cân: Trẻ khi sinh ra sẽ giảm khả năng vận động, giảm chỉ số thông minh, có nguy cơ cao mắc phải một số loại bệnh như hạ đường huyết, viêm phổi,… Thông thường thai nhi thiếu cân cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đang bị suy nhược.
Phương pháp giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn
– Mẹ bầu không cần ăn quá nhiều, không nên suy nghĩ “ăn gấp đôi”, “ăn cho hai người”, tuy nhiên cần ăn đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn.
– Phụ nữ mang thai nên kiểm soát cân nặng để tránh tăng cân quá ít hoặc quá nhiều. Trung bình, trong thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 đến 12 kg. Với những trường hợp mang đa thai thì có thể tăng khoảng 16 đến 20 kg.
– Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, không nên suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cân nặng thai nhi.
– Nên thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
Facebook , Zalo …