Nhiễm độc thai nghén thường có biểu hiện rõ nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ, giai đoạn đầu rất mờ nhạt tương tự ốm nghén thông thường. Tuy nhiên mẹ bầu hãy để ý rõ nét hơn và đặt lịch khám định kỳ để đề phòng căn bệnh này nhé. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén của phụ nữ. Đây là tình trạng rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não.
Hậu quả của bệnh là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, ảnh hưởng đến nhau thai và gây nhiều nguy hiểm cho quá trình sinh em bé. Mẹ bầu cần phát hiện sớm để có những biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng.
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén nổi bật trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém. Còn triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,…
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén hiện nay còn chưa rõ nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu (hiện tượng bệnh lý sớm) gồm các triệu chứng:
- Ốm nghén, nôn ọe vào buổi sáng;
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể xanh xao;
- Ăn uống kém, đôi khi lại thèm ăn đột ngột;
Tình trạng này sẽ xuất hiện khi mang thai được 1 tháng, kéo dài khoảng 3 tháng rồi giảm dần các triệu chứng và biến mất.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (hiện tượng bệnh lý muộn) các triệu chứng thường rõ ràng hơn:
- Phù 2 chân: Ở những tháng cuối của thai kỳ, chân của thai phụ thường phù to. Khi ấn ngón tay vào mắt cá chân mà có in dấu lõm của ngón tay. Những trường hợp có thể bị phù ở cả mặt và hai tay. Thai phụ sẽ tăng nhanh mỗi tuần tới 500gr khi bị nhiễm độc thai nghén do nước bị giữ lại trong cơ thể.
- Protein niệu: Thường là dấu hiệu muộn. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy chỉ số protein niệu cao hơn 0,3g/l thì các thai phụ cần theo dõi.
- Tăng huyết áp: Khi bị nhiễm độc thai kỳ huyết áp của thai phụ tăng lên tối đa khoảng 30mmHg và tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai. Nếu huyết áp trên 140/90 mmHg thì thai phụ nên được chuyển đến các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị, phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén mà thai phụ cần lưu ý:
- Tim đập nhẹ hơn, đôi lúc xuất hiện tình trạng khó thở;
- Mắt bị mờ do hiện tượng võng mạc bị phù
Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh bệnh học nhiễm độc thai kỳ hiện nay còn đang thảo luận, những biểu hiện lâm sàng nhiễm độc thai nghén giống như có: bệnh ở thận, ở hệ tim mạch, ở gan, ở mắt. Thực chất đây là biểu hiện các rối loạn bệnh ở tạng đích do thai nghén gây ra.
Nhiễm độc thai kỳ đặc trưng với sự phá hủy tế bào nội mô mạch máu toàn thân với các hiện tượng như co thắt mạch máu, rò rỉ huyết tương, thiếu máu và huyết khối.
Tổn thương mạch máu hay gặp ở các tạng như: não, thận, tim, phổi mắt
Tổn thương hệ đông máu: Có khả năng gây đông máu rải rác trong lòng mạch gây giảm sinh sợi huyết, tan huyết gây chảy máu ở các tạng, rau bong non, huyết khối ở trong bánh rau. Chảy máu ở: phổi, thận, tim, não, dưới bao gan, chảy máu ra ngoài sau khi đẻ do rối loạn đông máu. số lượng tiểu cầu giảm.
Tổn thương phù: Gặp ở gian bào phù toàn thể, ở phổi gây phù phổi câp, phù não gây cơn tiền sản giật, sản giật.
Đối tượng nguy cơ bệnh nhiễm độc thai kỳ
Thông thường, các đối tượng sau dễ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén:
- Những người gầy nhiều tuổi hoặc nhiều tuổi
- Mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối cùng bị huyết áp cao
- Mang song thai hoặc đa thai
- Thai phụ trẻ và mang thai con so: đây là đối tượng dễ mắc nhiễm độc thai nghén hơn so với người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước đó. Tỷ lệ bị nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi ở phụ nữ sinh con rạ chỉ khoảng từ 1,4-4%.
- Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa.
- Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai.
- Thể trạng béo phì, BMI>30
- Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch.
- Các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.
- Tiền sử mắc nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước.
- Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, viêm cầu thận, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường…
Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai kỳ nhẹ tại nhà
Ăn uống đủ dưỡng chất, phân bổ bữa ăn đều giữa chất đạm, béo, đường bột và tăng cường hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… mà thay vào đó là những loại thức ăn mềm dễ tiêu như cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép.
Tuyệt đối không được sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cafe và các loại nước ngọt có gas
Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, tránh lao động nặng trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
Lúc này mẹ nên giữ tâm lý thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều bằng cách
luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đọc sách và thường xuyên chia sẻ tâm sự với chồng, gia đình và người thân.
Khám thai định kỳ là theo lịch của bác sĩ để tầm soát những nguy cơ mắc bệnh thai kỳ và theo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé.
Với những mẹ bị ốm nghén nặng thì nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no. Mẹ bầu nên uống nhiều nước khoảng 1,5 – 2L/ngày và tăng cường những loại nước trái cây tự nhiên như nước cam, chanh, mía. Sau mỗi lợi lần ốm nghén nặng cần nghỉ yên tĩnh tại giường, nằm nghiêng trái nhằm tăng tuần hoàn tử cung rau có lợi cho thai.
Liên hệ ngay với chúng tôi đội ngũ y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…