Động thai hay còn gọi là dọa sảy thai là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng vô cùng lo lắng. Tình trạng động thai có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Vậy động thai nguy hiểm như thế nào và cần làm gì để phòng ngừa tình trạng động thai? Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Động thai là gì?
Động thai là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy thai, đe dọa tới tính mạng thai nhi trong bụng mẹ. Dấu hiệu của động thai là bà bầu bị ra một ít máu màu đỏ hoặc đen, lẫn dịch nhầy ở âm đạo, đi kèm tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới căng tức.
Động thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Động thai có thể xuất hiện không rõ nguyên nhân hoặc do một vài bất cẩn của người mẹ trong ăn uống, vận động. Khi bị động thai, thai nhi vẫn sống. Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi chưa bị sổ ra ngoài mà vẫn năm trong buồng tử cung.
Ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo động thai, bà bầu nên đi khám bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng khó lường.
Động thai nguy hiểm như thế nào?
Khi bị động thai, mẹ bầu sẽ nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo, tuy nhiên lượng máu ít, có thể màu đỏ, đen hoặc cũng có thể lẫn dịch nhầy. Kèm theo đó, mẹ bầu có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như đau bụng, cảm giác bụng dưới bị trương lên. Lúc này, thai nhi còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi tử cung.
Tuy nhiên, động thai có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. Chính vì thế, động thai được cần được xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và mẹ bầu. Mẹ bầu nên đi khám sớm nếu thấy có những biểu hiện bất thường.
Hiện nay nguyên nhân dẫn tới động thai vẫn chưa thể được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ động thai có thể kể đến như:
– Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ: Những yếu tố làm tăng nguy cơ động thai như sau:
+Tiền sử đã từng bị sảy thai trước đó.
+ Những bất thường về nhau thai.
+ Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi, trên 35 tuổi.
+ Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia,…
+ Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường.
+Sau thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có xâm lấn.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ:
+ Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường.
+ Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm.
+ Quan hệ vợ chồng trong 3 tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ co bóp tử cung và gây động thai, sảy thai. Do đó, cần theo dõi sức khỏe thể chất và tâm lý của mẹ bầu để cân nhắc về việc quan hệ tình dục trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ động thai.
+ Lo lắng quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và dẫn tới tình trạng động thai.
+ Một số yếu tố nguy cơ khác như ngã xe, va chạm mạnh,…
Phải làm gì khi bị động thai?
Nếu không may bị động, mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau:
– Nghỉ ngơi nhiều hơn và không nên di chuyển xa, đồng thời tránh vận động mạnh.
– Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ động thai, thì cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và hướng dẫn xử lý hiệu quả. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc chống co thắt tử cung hoặc đối với những trường hợp có tiền sử sinh non sẽ được tiến hành khâu vòng tử cung ở tuần thai 12-13 để đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong tử cung của mẹ cho đến khi chào đời.
Trong trường hợp có biểu hiện đau bụng, mẹ bầu không nên dùng tay xoa bụng để tránh kích thích co thắt tử cung và phòng ngừa sảy thai hiệu quả.
– Nếu đã từng bị động thai, không nên quan hệ tình dục để tránh gây kích thích cổ tử cung và ảnh hưởng đến thai.
– Thường xuyên vệ sinh vùng kín để phát hiện sớm các bất thường và xử trí những vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
– Lúc này, mẹ bầu không nên siêu âm thai đầu dò và cũng không nên đưa vật lạ vào âm đạo để tránh kích thích tử cung.
Cách nhận biết hiện tượng động thai
Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc đau thành cơn liên tục. Ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo… Nếu xuất hiện những biểu hiện này thì hãy nghĩ đến tình trạng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.
Ngay khi thấy những bất thường này cần đi khám bác sĩ ngay, không được chần chừ vì chỉ cần chậm vài phút, tính mạng của thai nhi có thể bị đe dọa.
Dinh dưỡng
Khi bị động thai, các bà bầu cần chú trọng tới chế độ dinh dưỡng để giúp an thai và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh.
Có nhiều thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng dưỡng thai, dễ làm mà thai phụ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình:
Cháo cá chép
Chuẩn bị: 1 con cá chép khoảng 500g + 100g gạo nếp + hành hoa + gia vị.
Cách chế biến: Làm sạch cá chép, cho cả con cá cùng gạo nếp vào nồi, thêm 500ml và nấu sôi. Khi cháo sôi được một lúc, vớt cá ra và tiếp tục đun gạo tới khi chín nhừ. Về phần cá, bạn gỡ thịt cá ra, xé nhỏ, phi hành, gừng lên rồi cho cá vào đảo qua, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tiếp theo, cho thịt cá vừa xào vào nồi cháo, đun sôi và tắt bếp. Cuối cùng, cho hành hoa hoặc rau vào tùy sở thích và ăn ngay khi còn nóng.
Công dụng: Cháo cá chép là món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng an thai rất tốt. Mẹ bầu có thể thường xuyên ăn món này trong thai kỳ, đặc biệt là trong vòng 3 tháng đầu.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần bất cứ sự tư vấn liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…