Cao huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Tránh Thai Nhật Bản cùng bạn tìm hiểu nhé .
Tìm hiểu về tăng huyết áp thai kỳ
Bị cao huyết áp khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, để hạn chế các tác hại, điều cơ bản nhất là bạn phải hiểu rõ về tình trạng này.
Cao huyết áp thai kỳ là gì?
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi, cơ thể người mẹ thường tăng sinh nhịp tim và tim co bóp nhiều hơn để tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai cũng như đến các cơ quan như: vú và tử cung. Do vậy, mà áp lực nên thành mạch cũng tăng nên, dẫn đến huyết áp của phụ nữ mang thai thường sẽ tăng nhẹ.
Tăng huyết áp thai kỳ là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Ước tính có khoảng 5 – 10% thai phụ gặp tình trạng này. Cao huyết áp thường xuất hiện vào tuần 20 của thai kỳ và kết thúc khi “vượt cạn” được 6 tuần.
Nguyên nhân gây cao huyết áp thai kỳ
-
Thai phụ bị cao huyết áp mạn tính.
-
Thu nạp quá nhiều muối.
-
Thói quen ít vận động.
-
Cơ thể béo phì.
-
Thần kinh căng thẳng, mệt mỏi.
-
Thai phụ tuổi trên 35.
-
Thiếu máu.
-
Chế độ ăn uống không hợp lý.
-
Cơ thể sản xuất quá nhiều nước ối.
-
Mang thai đôi hoặc nhiều hơn.
-
Mắc các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch,…
Triệu chứng khi bị cao huyết áp thai kỳ
Để xác định bản thân có đang mắc cao huyết áp thai kỳ hay không, mẹ bầu cần quan sát kỹ sức khoẻ và cần lưu ý khi có dấu hiệu bất thường và thường xuyên đo huyết áp.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà các triệu chứng của bệnh cũng không giống nhau. Thậm chí là một số mẹ bầu khi bị cao huyết áp không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết tình trạng này bằng các chi tiết nhỏ sau đây
-
Phù.
-
Cân nặng tăng một cách đột ngột.
-
Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
-
Đau bụng vùng bên phải.
Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ và thai nhi?
Phụ nữ gặp huyết áp cao khi mang thai có nhiều rủi ro khác nhau. Trong đó:
– Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Nếu nhau thai không nhận đủ máu, em bé có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm, nhẹ cân hoặc sinh non. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác cho em bé.
– Nhau bong non: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ về tinh trạng nhau thai tách ra khỏi thành bên trong tử cung trước khi sinh, nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu nặng và đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.
– Em bé phát triển chậm: Tăng huyết áp có thể dẫn việc tăng trưởng chậm hoặc giảm sự phát triển của em bé.
– Tổn thương đến các bộ phận cơ thể của mẹ: Tình trạng cao huyết áp còn gây tổn thương tới các cơ quan chức năng khác của cơ thể người mẹ. Nếu không kiểm soát không tốt tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương não, tim, phổi, thận, gan và các cơ quan khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
– Sinh non: Đôi khi việc sinh nở sớm là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng của cao huyết áp, trong đó có khả năng đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
– Nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai: Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong tương lai. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao nếu sản phụ bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non do bị huyết áp cao.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo…