Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở phụ nữ khi đến kỳ hành kinh. Tùy cơ địa từng người, người sẽ bị đau nhẹ, người lại bị đau bụng kinh dữ dội, thậm chí là ngất xỉu. Cùng Tránh Thai Nhật Bản điểm mặt các nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới nhé .
Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chất định kỳ hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Hiện tượng này sẽ diễn ra mỗi tháng một lần ở phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng từ buồng trứng.
Nếu trứng này được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi. Còn nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp niêm mạc mô máu này sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra qua đường âm đạo.
Hầu hết phụ nữ khi đến ngày hành kinh đều bị đau bụng. Đau bụng kinh thường bắt đầu trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau thường kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày, ngày đầu tiên bao giờ cũng đau nhất. Các cơn đau này thường ở bụng dưới kèm theo đau mỏi lưng, đùi.
Có người sẽ chỉ bị đau âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng có những người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, chân tay bị lạnh, thậm chí là đau quằn quại dẫn đến hôn mê.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hầu hết mọi phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng kinh một vài lần trong đời. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.
Đau bụng kinh là những cơn đau, cơn co thắt có lúc rất mạnh, nhưng thông thường sẽ là cảm giác đau âm ỉ một chút ở bụng. Những cơn đau bụng kinh có thể sẽ khác nhau giữa những đợt hành kinh. Vì đôi khi có những chu kỳ bạn không cảm thấy đau, song lại có những chu kỳ thì lại đau cả ngực, cả lưng dưới và bụng dưới.
Tùy theo nguyên nhân mà hiện tượng đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được chia thành 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát là gì?
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Những cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt và thường kéo dài trong 12 – 72 giờ. Đau bụng kinh nguyên phát có thể sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.
Đau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Chẳng hạn như bệnh: lạc nội mạc tử cung, tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Bình thường, trứng sẽ rụng theo tính chất đều đặn hàng tháng. Trường hợp tinh trùng gặp trứng và thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu tinh trùng không gặp trứng và quá trình thụ tinh không xảy ra, tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể, được gọi là kinh nguyệt.
Khi thành tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung sẽ bị chèn ép, dẫn đến các mô trong tử cung bị thiếu oxy nên phóng ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em cảm thấy đau hơn.
Bên cạnh đó, vào những ngày đầu hành kinh, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một chất trung gian hóa học khác có tên là prostaglandin. Chất này khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn, dẫn đến làm tăng mức độ đau trong khoảng thời gian này.
Ngoài nguyên nhân kể trên, việc mắc một số bệnh lý có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau bụng kinh, gồm:
- U xơ tử cung;
- Lạc nội mạc tử cung;
- Bệnh tuyến tử cung;
- Hẹp cổ tử cung;
- Viêm vùng chậu.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber, Line , Whatsapp…