Nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm có thể cảm thấy áp lực khi nhận được quá nhiều những lời khuyên từ gia đình, bạn bè xung quanh về những điều cần làm và cần tránh trong thời gian ở cữ. Mẹ bầu nên chọn lọc thông tin như thế nào? Tránh Thai Nhật Bản sẽ hướng dẫn mẹ ở cử đúng cách và khoa học qua bài viết sau nhé!
Khái niệm “ở cữ” là gì? Đẻ thường ở cữ bao lâu? Tránh Thai Nhật Bản .
Ở cữ là gì?
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cơ thể con người chúng ta có thể chịu được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Tuy nhiên, khi phụ nữ đẻ thường thì đơn vị đau người mẹ phải chịu lên tới 57, người ta ví nó với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Bởi vậy mà sau mỗi lần sinh sức khỏe của người mẹ sẽ yếu đi trông thấy. Vậy nên sau sinh bắt buộc các mẹ nên nghỉ ngơi, bồi bổ và chú ý kiêng cữ một số thứ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này chính là “Ở cữ”.
Đẻ thường ở cữ bao lâu?
Thời gian ở cữ thời xưa, các cụ các ông bà là 3 tháng 10 ngày. Nhưng giờ đây, với những quan điểm, tiến bộ của khoa học hiện đại và trải nghiệm thực tế thì ở cữ ở các mẹ đẻ thường sẽ trong 1 tháng đầu sau sinh. 1 tháng này sẽ giúp các mẹ chóng bình phục, phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh hậu sản và các biến chứng về sức khỏe sau này.
Đẻ thường ở cữ bao lâu được ra ngoài?
Nếu không có việc bất khả kháng thì thời gian 1 tháng đầu các mẹ không nên ra ngoài, nhất là khi điều kiện thời tiết thời tiết không thuận lợi hoặc tình trạng sức khỏe không được tốt. Tuy nhiên, ở mốc thời gian khoảng 20 ngày sau sinh thì các mẹ đẻ thường đã có thể ra ngoài vì vết khâu tầng sinh môn đã lành dần.
Với những mẹ đẻ mổ thì thời gian chăm sóc sau sinh hay còn gọi là “ở cữ” có thể lâu hơn, hồi phục chậm hơn các mẹ đẻ thường.
Kiêng cữ sau sinh: những điều cần biết
Kiêng cữ là điều quan trọng đối với các sản phụ sau khi sinh, sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:
- Không có bất cứ một chỉ định kiêng cữ bất kỳ một loại thực phẩm nào sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ ngoại trừ các loại thực phẩm gây dị ứng, hoặc không được ăn do bệnh lý nào đó.
- Sau khi sinh, phụ nữ cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể. Vì thế, không phải kiêng việc tắm gội, chải đầu, đánh răng hay súc miệng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều như sau: không nên dùng nước lạnh khiến cơ thể bị mất nhiệt. Nên tắm bằng nước ấm, kín gió và không nên ngâm nước quá lâu. Thường xuyên gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ. Sau khi tắm xong, có thể xông bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô , vỏ bưởi, vỏ cam… giúp cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.
- Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống sữa, những thực phẩm đảm bảo vệ sinh để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe.
- Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.
- Nhiều mẹ vẫn truyền miệng nhau, sau sinh là phải mặc quần áo tay dài. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể. Nếu thời tiết bình thường, bạn nên cần mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt.
- Một số quan niệm cho rằng, các sản phụ sau sinh nên nằm than, hơ nóng. Việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng vì sau sinh, sản phụ bị mất nhiều máu, năng lượng cơ thể cũng bị giảm sút nên rất dễ bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, việc nằm than, hơ nóng cơ thể bằng than là hoàn toàn sai lầm. Một số hậu quả do nằm than có thể xảy ra như: khí CO2 sinh ra từ than gây độc cho mẹ và bé.
- Sau sinh nên uống nước thường xuyên, nên dùng nước ấm, bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sữa. Khi bạn uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, và tình trạng táo bón sau sinh cũng được hạn chế.
Dấu hiệu mẹ nên đi khám bác sĩ
Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, nếu mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường sau thì nên sớm đi khám bác sĩ:
– Sốt cao trên 38°C.
– Vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn bị sinh đỏ, chảy mủ.
– Sản dịch ra nhiều bất thường, có chứa cục máu đông.
– Dịch âm đạo có mùi hôi.
– Đau đầu dữ hội, thay đổi thị giác.
– Tiểu buốt, tiểu són, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.
– Viêm sưng vùng vú, chảy máu, núm vú nứt.
– Đau bụng nhiều.
– Đau ngực, ho, nôn hoặc buồn nôn.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…