Bóc tách túi thai là một biến chứng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này khiến thai không bám được vào tử cung, rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Bóc tách túi thai là gì?
Bóc tách túi thai là có máu tụ quanh túi thai, đây là một dấu hiệu bất thường hay còn gọi là dấu hiệu dọa sảy thai và thường gặp trong quý 1 của thai kỳ.
Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là một góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho mẹ bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách, ví dụ như 5%, 10%, 15%…
Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, khi túi thai bị bóc tách 30% thì nguy cơ sảy thai sẽ nằm ở mức 50%. Trong khi đó, nếu tỷ lệ bóc tách chỉ là 5 – 10% và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì khả năng giữ được thai rất cao.
Trong nhiều trường hợp, bóc tách nhau thai có thể bị nhầm với tình trạng phát triển tự nhiên của túi thai. Vì trong những tuần đầu tiên, túi thai còn nhỏ và khoảng trống giữa túi thai với lòng tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm là bóc tách túi thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7 – 9 tuần. Sau tuần 12, nhầm lẫn hiếm khi xảy ra do thai đã lấp đầy tử cung.
Nguyên nhân bị bóc tách túi thai
Nhiều người cho rằng Túi thai bị bóc tách là do thai phụ vận động mạnh. Điều này không đúng. Có những trường hợp thai đang sống, nhau phát triển tốt nhưng vẫn xảy ra hiện tượng bóc tách và dẫn đến sẩy thai. Nguyên nhân có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách Túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Nhau bong hay máu tụ sau nhau cho thấy sự bóc tách của thành phần gắn kết giữa mẹ và thai. Nếu bong càng nhiều thì thai càng khó dưỡng và càng dễ sẩy ra ngoài.
Do vậy, khi phát hiện có máu âm đạo dù rất ít, thai phụ nên đến khám ở chuyên khoa sản phụ. Như thế, bạn sẽ tránh được nguy cơ diện tích bị bóc tách ngày càng lớn, dẫn đến sẩy thai.
Cách điều trị khi bị bóc tách túi thai
Khi rơi vào trường hợp này, nếu tỷ lệ bóc tách túi thai ít và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao. Trong khi điều trị, người mẹ cần nghỉ ngơi, tránh bị căng thẳng, tránh vận động mạnh và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách túi thai và vài ngày sau thai chết. Do đó, bạn nên đề nghị bác sĩ khám kỹ và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai lưu.
Sau khi điều trị, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều, kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc nghỉ ngơi, uống thuốc không đảm bảo 100% bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Do đó, bạn cũng cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ.
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm
Dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách tui thai thu được, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đo tỉ lệ bóc tách hiện tại là bao nhiêu và đưa ra chẩn đoán về khả năng điều trị. Mối liên hệ giữa tỉ lệ bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm đe dọa được xác định như sau:
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 10%: Nếu như sản theo đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách dưỡng thai thì tỉ lệ giữ lại thai nhi rất cao.
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 20%: Vẫn có khả năng giữ lại được thai nhi nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu như, có dấu hiệu bóc tách nhau thai nhưng túi phôi vẫn còn và thai nhi vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, cần phải chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, tránh những áp lực gây ra căng thẳng stress, kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này, ăn uống bồi bổ theo chỉ định của bác sĩ,…
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 30%: Những trường hợp này, khả năng giữ lại thai nhi không quá cao, chỉ dao đông trong mức khoảng 50%.
– Với tỉ lệ bóc tách thúi thai 50%: Đây là những trường hợp cực nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng sảy thai đến 90%, rất khó để giữ lại được thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ sẽ bị ra rất nhiều máu và kèm theo những cơn đau bụng dữ dội do tình trạng bóc tách ngày càng nguy hiểm.
Cách điều trị khi bị bóc tách túi thai
Sau khi dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai kèm với tỷ lệ bóc tách, bác sĩ sẽ xác định được trường hợp mẹ bầu nào có khả năng điều trị vào trường hợp nào không thể tiếp tục điều trị.
– Những mẹ bầu tỉ lệ bóc tách còn thấp dao động trong khoảng 10-30% vào chưa quá nguy hiểm, cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, thời gian nghỉ ngơi,… thì vẫn có khả năng cao giữ lại được em bé.
– Tuy nhiên, với những trường hợp bóc tách từ 50% mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý nguy cơ sảy thai luôn thường trực bất cứ khi nào. Vì vậy, mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để quyết định xem đi tiếp hay đình chỉ thai là tốt nhất không chỉ cho thai nhi và còn bảo vệ sức khỏe của mẹ.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…