Độ pH âm đạo có tính cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vùng kín… Vậy làm sao để cân bằng nồng độ pH âm đạo? Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé .
Nồng độ pH âm đạo là gì? Tránh Thai Nhật Bản .
Theo Bs Nguyễn Nguyên – Trưởng khoa khám sản tự nguyện – Phòng khám Tránh Thai Nhật Bản : Nồng độ pH là nồng độ ion H+ ở trong một môi trường nhất định. Nồng độ pH quy định hằng định nội môi trong cơ thể mang tính acid hay bazơ (toan hay kiềm). Nếu nồng độ pH cao đồng nghĩa với môi trường có tính acid, và ngược lại nồng độ pH thấp thì môi trường có tính bazơ cao hơn.
BS. Nguyên cho biết: Nồng độ pH quy định hằng định nội môi của 1 cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như pH của máu hằng định là 7,4 và có rất ít chênh lệch. Mức độ pH tiêu chuẩn nhất trong âm đạo là khoảng 3,8-4,5. Độ pH âm đạo hằng định là pH acid để đảm bảo vấn đề chuyển hóa và bảo vệ cơ thể.
Nguyên nhân nào gây mất cân bằng pH âm đạo?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến pH âm đạo mất cân bằng, như:
- Sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị nấm, corticoid liều cao hoặc kéo dài.
- Thói quen thụt rửa âm đạo khi vệ sinh sinh dục.
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị thuốc nội tiết.
- Thay đổi nội tiết tố do tuổi tác.
- Bị bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,…
- Bị polyp, khối u trong âm đạo.
- Điều trị tia xạ.
- Đặt dụng cụ tránh thai, màng ngăn tránh thai, thuốc diệt tinh trùng,…
Điều gì xảy ra khi pH âm đạo mất cân bằng?
Sự cân bằng của hệ vi sinh vật thường trú tại âm đạo và sự duy trì pH sinh lý tại âm đạo có tác dụng tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả hoặc mất đi, là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có hại (ở tại chỗ và từ bên ngoài xâm nhập vào) phát triển gây viêm nhiễm. Đồng thời viêm nhiễm phụ khoa lại tiếp tục khiến cho pH âm đạo mất cân bằng hơn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, hình thành vòng xoắn bệnh lý.
Bên cạnh đó, pH âm đạo mất cân bằng còn gây ra bất lợi đối với quá trình thụ thai, bởi khi pH âm đạo bị mất cân bằng, tinh trùng sẽ bị cản trở trên đường đi vào gặp trứng để thụ thai, hoặc tệ hơn ở pH đó không thích hợp với tinh trùng, lượng tinh trùng sẽ bị diệt bớt khi vừa mới vào tới âm đạo, gây khó thụ thai ở rất nhiều trường hợp.
Dấu hiệu nhận biết
-
Có mùi hôi hoặc tanh.
-
Chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh bất thường.
-
Ngứa âm đạo thường xuyên.
-
Nóng rát khi đi tiểu.
-
Những cách cải thiện tình trạng mất cân bằng độ pH âm đạo . Tránh Thai Nhật Bản .
-
Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm có độ pH cao (tính kiềm) để vệ sinh âm đạo. Tính kiềm trong dung dịch vệ sinh như xà phòng sẽ khiến cho pH âm đạo mất cân bằng. Chỉ nên sử dụng nước ấm cùng với loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để nhẹ nhàng làm sạch mà không cần thụt rửa sâu.
-
Sử dụng các loại thuốc dạng đặt chứa các loại vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, Probiotic,… giúp phục hồi nhanh các loại vi khuẩn có lợi tự nhiên.
-
Trong ăn uống hàng ngày cũng có thể bổ sung các loại sữa chua, trà kombucha, súp miso,… để tạo lợi khuẩn tự nhiên.
-
Thay băng vệ sinh mỗi 2 – 3 tiếng/ lần để giúp giữ cho môi trường âm đạo tránh nhiễm khuẩn và cân bằng độ pH trong âm đạo. Trong thời kỳ hành kinh dễ bị vi khuẩn xâm nhập vì vậy nên vệ sinh vùng kín trước khi thay băng vệ sinh để đảm bảo an toàn.
-
Sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ tình dục không chỉ giúp tránh thai mà còn tránh các bệnh truyền nhiễm lây theo hình thức này. Cùng với đó, tinh dịch hoặc các loại chất lỏng từ bên ngoài cũng là lý do khiến pH âm đạo mất cân bằng.
-
Nên sử dụng nguồn nước sạch (nước đã lọc, nước suối,…) để vệ sinh vùng kín.
-
Khi có dấu hiệu bất thường ở vùng kín như ngứa, có mùi hôi bất thường, màu sắc thay đổi,… nên đến ngay bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…