Hiện nay, phá thai bằng thuốc là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn để chấm dứt quá trình mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc tự ý thực hiện tại nhà, không qua quá trình tư vấn và thăm khám có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
1. Tìm hiểu về phương pháp
Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng phối hợp nhóm thuốc Mifepristone và Misoprostol với công dụng chấm dứt quá trình thai nghén và co bóp dạ con nhằm đẩy thai ra ngoài. Phương pháp này nếu sử dụng đúng cách có thể đạt hiệu quả từ 96 – 98%.
Đây là phương pháp phá thai mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với thai nhi dưới 7 tuần tuổi. Khi sử dụng kỹ thuật này, người mẹ phải đảm bảo các yếu tố về sức khỏe như: không mắc các bệnh lý nội khoa, phụ khoa, tim mạch, huyết áp,… Do đó, cần kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành.
Sử dụng thuốc phá thai nên được tiến hành sau khi thăm hỏi ý kiến bác sĩ
2. Sử dụng thuốc phá thai có quy trình như thế nào
Bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành thăm hỏi tình trạng sức khỏe, tư vấn về quá trình phá thai bằng thuốc.
Sau đó sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Nếu đủ điều kiện, bác sĩ theo dõi và chỉ định thai phụ uống viên thuốc thứ nhất với công dụng làm ngưng sự phát triển của thai nhi và bong túi thai ra khỏi thành tử cung. Sau khi thực hiện uống viên thứ nhất, nếu thai phụ không có biểu hiện bất thường sẽ được ra về và chăm sóc tại nhà.
Sau khoảng thời gian hai ngày, thai phụ cần quay trở lại cơ sở y tế trước để kiểm tra, thăm khám và tiến hành sử dụng viên thứ hai nhằm mục đích đẩy thai nhi ra ngoài. Lúc này, để đẩy thai nhi ra ngoài, thành tử cung co bóp liên tục tạo nên những cơn đau nhức vùng bụng.
Kết thúc kỹ thuật phá thai bằng thuốc, thai phụ cần được theo dõi tình trạng sức khỏe trong khoảng 4 tiếng. Nếu các chỉ số liên quan đến huyết áp, tim mạch và sức khỏe ổn định, không xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm, thai phụ có thể ra về.
Phần lớn thai phụ sau khi uống Misoprostol khoảng 30 phút đến 4 giờ đều cảm thấy đau bụng kèm theo tình trạng ra máu, đặc biệt khi thai nhi được tống ra ngoài có thể xuất hiện máu cục.
Thời gian 10 ngày sau khi sử dụng thuốc sẽ xuất hiện tình trạng hành kinh như trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, do tình trạng sức khỏe, một số ít khác có thể ra máu kéo dài liên tục trong 1 tháng.
Thai phụ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội sau khi uống thuốc phá thai
3. Tác dụng phụ từ phương pháp phá thai này
Phá thai bằng thuốc tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thường xuyên sẽ gây mỏng và suy yếu thành tử cung dẫn đến việc có thai sau này gặp nhiều khó khăn. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kỹ thuật trên như:
Dị ứng thuốc
Thuốc gây dị ứng với những biểu hiện như nổi mề đay, mẩn ngứa, choáng váng, mệt mỏi, rối loạn huyết áp,… Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể sốt nhẹ kèm cảm giác ớn lạnh.
Cơ thể thay đổi bất thường
Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy sau sử dụng thuốc là triệu chứng phổ biến và tự thuyên giảm sau vài ngày. Để hạn chế các cơn đau bụng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng biện pháp chườm nước nóng, khăn ấm.
Sau khi sử dụng Misoprostol có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Nên sử dụng thuốc giảm đau liều thấp để làm thuyên giảm tình trạng trên, bên cạnh đó uống nhiều nước hoặc ăn bổ sung các loại hoa quả.
Viêm nhiễm phụ khoa
Sử dụng kỹ thuật phá thai bằng thuốc dù không thực hiện các phương pháp can thiệp trực tiếp dụng cụ y tế vào tử cung nhưng hoạt động co bóp đẩy thai nhi ra ngoài tạo nên những tổn thương nhất định. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm có biện pháp chăm sóc phù hợp, tránh tình trạng tổn thương kéo dài gây viêm nhiễm phụ khoa.
Rối loạn nội tiết
Thuốc phá thai sau khi sử dụng sẽ gây nên những tác động nhất định đến buồng trứng, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, hình thành triệu chứng rối loạn nội tiết trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kéo dài. Biểu hiện cơ bản của vấn đề này là làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt với những thay đổi bất thường.
Vẫn còn thai sau khi sử dụng thuốc
Một số đối tượng sau khi sử dụng thuốc nhưng vẫn xuất hiện tình trạng thai phát triển bình thường trong cơ thể. Thai vẫn phát triển sau khi sử dụng thuốc thì bắt buộc phải đình chỉ thai vì thuốc gây dị tật với thai.
4. Lưu ý trong chế độ ăn uống sau khi phá thai
Sau khi thực hiện bất kỳ phương pháp phá thai nào, cơ thể người phụ nữ đều trở nên suy giảm một phần sức khỏe. Do đó, nên có chế độ dinh dưỡng bổ sung các dưỡng chất như Protein, Vitamin, muối khoáng, sắt,… để sớm phục hồi và sản sinh lại lượng máu đã mất.
Các loại trái cây như: nho, táo, bí đỏ, mía,… được xem là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn các loại Vitamin, Sắt và Photpho. Bên cạnh đó, sử dụng các món ăn chế biến từ rau ngót và rau dền nhằm góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu.
Nên bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều Protein có trong thịt bò, gan, trứng, sữa, các loại đậu,… Chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên được thiết lập hợp lý, dễ tiêu, bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực phẩm có chứa nhiều Canxi được cho là có công dụng hữu ích trong vấn đề giảm đau nhức, mệt mỏi sau khi phá thai bằng thuốc. Có thể bổ sung thông qua các loại hải sản, rau xanh và nấm.
Bên cạnh đó, cần tránh xa những loại thức ăn chiên rán, cay nóng, chế biến sẵn hay các loại thức uống có gas, chứa chất kích thích.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp quan trọng giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Phá thai bằng thuốc tuy đem lại hiệu quả cao nhưng được xem là kỹ thuật ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Do đó, nếu có nhu cầu tiến hành phương pháp này, nên lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để có kết quả tốt nhất, tránh những biến chứng, hậu quả đáng tiếc.
>> Xem thêm Mua thuốc phá thai online tại đây