Béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bà mẹ mạng thai, thậm chí nó có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Vậy nên, cần có những phương pháp chăm sóc đặc biệt khi mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Tình trạng thừa cân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người mẹ?
BMI cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm:
Đái tháo đường thai kì
BMI càng cao, càng làm tăng khả năng mắc đái tháo đường thai kì. Tình trạng này còn làm tăng xác xuất cần sinh mổ hơn là sinh thường. Ngoài ra, người mẹ có đái tháo đường thai kỳ còn có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này.
Vì thế, phụ nữ béo phì sẽ cần được sàng lọc qua xét nghiệm test đường huyết sớm. Điều này được thực trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó, người mẹ cần được theo dõi, và kiểm tra đường huyết định kỳ theo lịch của bác sĩ.
Tiền sản giật
Người mẹ có huyết áp cao trong khi mang thai hoặc sau khi sinh, được gọi là tiền sản giật. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể người mẹ. Trong đó hai cơ quan quan trọng là gan và phổi, không thể làm việc tốt như bình thường.
Quan trọng hơn, tiền sản giật sẽ dẫn đến co giật, còn được gọi là “sản giật”, nếu không được kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Trong một số trường hợp hiếm, tiền sản giật thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ. Vì thế, những trường hợp người mẹ có huyết áp cao khi mang thai, đòi hỏi một chế độ điều trị huyết áp nghiêm ngặt, để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, đứa trẻ có thể cần sinh ra sớm hơn so với ngày dự sanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ sự rối loạn thở trong giấc ngủ. Trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Có thể kèm biểu hiện ngủ ngáy quá mức.
Phụ nữ béo phì, dễ có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, tình trạng này không chỉ gây ra mệt mỏi, mà còn dẫn đến khả năng mắc huyết áp cao, và các vấn đề rối loạn tim mạch và hô hấp khác.
Ảnh hưởng của béo phì lên thai nhi
Phụ nữ thừa cân, béo phì khi mang thai, sẽ làm tăng các nguy cơ sau đây:
- Sẩy thai: Người mẹ béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với người mẹ có cân nặng bình thường.
- Dị tật bẩm sinh: Với phụ nữ béo phì, đứa bé sinh ra có khả năng dị tật bẩm sinh cao hơn. Thường hay gặp là dị tật liên quan đến tim và khuyết tật ống thần kinh.
- Khó theo dõi các chỉ số phản ánh sức khỏe thai kỳ qua siêu âm. Do mỡ bụng nhiều, gây khó khăn khảo sát các vấn đề sức khỏe của bé qua siêu âm. Bên cạnh đó, việc theo dõi các chỉ số (tim thai, cơn gò tử cung) trong quá trình sinh con thông quá máy monitor cũng trở nên khó khăn hơn.
- Thai to: Khi mẹ có BMI cao, đứa bé có thể có cân nặng cao hơn so với bé bình thường. Đứa bé quá to trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương trong quá trình sinh. Chẳng hạn như không qua được khung chậu, bị kẹt vai bên trong. Ngoài ra, thai to còn làm tăng nguy cơ người mẹ cần sinh mổ. Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra có cân nặng cao sẽ tăng khả năng dễ béo phì sau này.
- Sinh non: Béo phì có thể dẫn đến các nguy cơ như: tiền sát giật, sản giật, v.v. Sẽ cần phải đưa trẻ ra sớm hơn so với ngày dự sinh.
- Thai lưu: Đây là trường hợp thai mất trong bụng mẹ. Mẹ có BMI cao thì nguy cơ thai lưu cao hơn so với mẹ có cân nặng bình thường.
Có nên giảm cân trước khi mang thai?
Việc giảm cân trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao là điều hoàn toàn cần nên làm. Bởi vì đây là phương pháp tốt nhất để làm giảm các yếu tố rủi ro cho thai kì. Ngay cả khi chỉ giảm cân nặng một ít (5-7% trên tổng thể cân nặng ban đầu) cũng đã có thể tăng cường tổng trạng của người mẹ và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Làm sao để giảm cân một cách an toàn?
Để giảm cân, bạn cần tiêu thu calo nhiều hơn so với lượng nhập vào. Ngòai ra, bạn cần một chế độ tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy đến cơ sở sản phụ khoa để thăm khám trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao.
Bác sĩ có thể tư vấn với bạn các chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ đánh giá tổng trạng cơ thể của bạn. Sau đó, đưa ra khẩu phần ăn hợp lý để giúp bạn có một kế hoạch giảm cân an toàn.
Làm thế nào để tăng khả năng mang thai nếu bị thừa cân béo phì?
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để mọi chuyện diễn ra tự nhiên.
Nếu bạn dưới 30 tuổi và có kinh nguyệt đều đặn, bạn nên cố gắng để có thai trong sáu tháng. Theo dõi chu kỳ rụng trứng bằng bộ dụng cụ chuyên dụng, theo dõi nhiệt độ và kiểm tra chất nhầy cũng sẽ giúp xác định rằng bạn có đang rụng trứng hay không. Bạn có thể điều chỉnh thời gian quan hệ tình dục trong vòng vài ngày trước khi rụng trứng hoặc chờ cho tới ngày rụng trứng. Bạn sẽ thụ thai dễ dàng hơn bởi bạn đã xác định được ngày bạn sẽ rụng trứng. Nếu bạn có kinh nguyệt không đều, bạn nên tìm đến khám với các chuyên gia sinh sản ngay lập tức.
Thăm khám chuyên gia sinh sản
Nếu bạn không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng thử làm những mẹo trên, hãy tiến hành làm xét nghiệm máu và chẩn đoán kịp thời để có thể giúp bạn phát hiện các dạng bệnh lý sớm, được chữa trị và tăng cơ hội mang thai cho bạn.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…