Thiếu máu tán huyết nguy hiểm thế cho thai nhi .

Bệnh thiếu máu huyết tán huyết Thalassemia được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925, bệnh gây nhiều hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, cho đời sống bệnh nhân và cộng đồng. Do đó mẹ bầu cần xét nghiệm trước khi mang thai để biết mình có mang gen thiếu máu không nhé . Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .

Thiếu máu tán huyết là bệnh gì?

Thiếu máu là rối loạn máu di truyền xảy ra khi gen bị đột biến. Các tế bào hồng cầu của người bệnh thường dễ vỡ, vòng đời bị rút ngắn hơn bình thường.

Sự phá vỡ của tế bào hồng cầu một mặt gây thiếu máu, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến những cơ quan khác của cơ thể do không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để hoạt động.

Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền gen lặn nhiễm sắc thể. Những người bệnh mang gen lặn thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng nó sẽ thể hiện gen trội ở thế hệ sau. Vì vậy, nếu phụ nữ có gen bệnh trong người thì nguy cơ di truyền sang con là rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu gây ra bởi nhiều nguyên nhân, được chia thành các nhóm gồm:

Do miễn dịch

Các kháng thể bên trong cơ thể có khả năng kích hoạt phản ứng gây vỡ màng hồng cầu:

– Thiếu máu tán huyết gây ra bởi kháng thể tự miễn

– Phản ứng của quá trình truyền máu

– Do nhiễm trùng

– Do một số bệnh lý tự miễn khác như viêm đại tràng, Lupus, viêm đa khớp dạng thấp…

– Do các bệnh lý ác tính: bạch cầu cấp Lympho, lymphoma…

Bệnh thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn di truyền sang con.

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Điều này khiến cho triệu chứng của bệnh thiếu máu tán huyết biểu hiện rõ ràng và trầm trọng hơn. Trong đó, tim và gan là hai bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất. Ngoài ra, hệ thống nội tiết tiết ra hormone trong cơ thể mẹ cũng bị ảnh hưởng.

Khi mang thai, mẹ cần sản xuất máu nhiều hơn bình thường để vừa cung cấp máu đi nuôi cơ thể, vừa cung cấp máu nuôi thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị thiếu máu tán huyết rất dễ bị thiếu máu ở mức độ nặng. Trong nhiều trường hợp, bầu cần phải được truyền máu khi mang thai.

Bệnh thiếu máu tán huyết còn khiến mẹ bầu tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Chính vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để phòng ngừa những tác động xấu có thể xảy ra.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Tùy thuộc vào loại gen đột biến của bố mẹ mà nguy cơ mắc bệnh cũng như các triệu chứng biểu hiện của bệnh ở trẻ là khác nhau, từ nặng đến nhẹ. Nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì con sẽ mắc bệnh lý này.

Ở những trường hợp bệnh nặng, thai nhi có thể chết ngay từ trong bụng mẹ do bị thiếu máu. Với trường hợp nhẹ, bệnh có thể biểu hiện khi bé được 6-24 tháng tuổi với các triệu chứng như vàng da, chậm lớn, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt… Nếu không được điều trị sớm, trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí tử vong.

Cẩn trọng bệnh thiếu máu tán huyết trong quá trình mang thai

Hiện nay, không ít phụ nữ khi xét nghiệm sàng lọc trong quá trình mang thai thì phát hiện bị thiếu máu tán huyết, nhưng đa số ở thể nhẹ (gen lặn). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người chồng đi xét nghiệm máu để xem có nhiễm bệnh hay không.

Nếu chồng cũng bị thiếu máu, khả năng sinh con ra sẽ mang gen trội, tức là sẽ mắc bệnh thiếu máu tán huyết ở thể nặng, sau này cuộc sống của trẻ sẽ gắn liền với việc truyền máu.

Còn nếu người chồng không bị bệnh, khả năng con sinh ra 50% là không bị nhiễm bệnh và 50% là nhiễm bệnh ở thể nhẹ, tức là vẫn có cuộc sống bình thường.

Nguồn Tổng Hợp

Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa .

Tổng đài tư vấn 24/7

Hotline : +84359171900

FaceBook , Zalo…

 

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop