Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt ở phụ nữ mang thai tỷ lệ lên đến 10-16%. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Tại sao nên tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai?
Tiêm chủng viêm gan B là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa viêm gan B, bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng và phổ biến nhất trên thế giới, do vi rút viêm gan B (HBV) tấn công các tế bào gan gây ra. Sau đây là một số lý do tại sao bạn nên tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai:
- Vi rút có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong trường hợp không có bất kỳ biện pháp can thiệp phòng ngừa nào, nguy cơ lây truyền là 70- 90% đối với những bà mẹ có tải lượng vi rút HBV cao và 10 – 40% đối với những người có HBeAg âm tính.
- Em bé cũng có thể bị nhiễm vi rút từ mẹ khi tiếp xúc với máu và chất lỏng bị nhiễm bệnh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Mẹ bầu nhiễm viêm gan B có thể làm tăng khả năng sinh non, sẩy thai và gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh trong quá trình mang thai như tiểu đường thai kỳ, tổn thương gan
- Mặc dù, mang thai không phải là chống chỉ định tiêm chủng, nhưng theo các chuyên gia, bạn không nên tiêm ngừa trong thời gian mang thai để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tiêm viêm gan B trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?
Theo lộ trình tiêm viêm gan B của Bộ Y Tế dành cho người trưởng thành:
- Đối với vắc xin 3 liều tiêm (thường cho người lớn): tiêm hai mũi đầu cách nhau từ 1 đến 2 tháng và sau đó 5 tháng sẽ tiêm mũi cuối.
- Đối với vắc xin 4 liều tiêm (thường cho trẻ nhỏ): 3 mũi tiêm đầu sẽ cách nhau 1 tháng và nhắc lại mũi cuối sau một năm.
- Bộ Y tế cũng đề nghị nên tiêm ngừa viêm gan B nhắc lại sau 5 năm, nếu không đủ kháng thể hoặc tiêm nhắc lại bất cứ khi nào xét nghiệm kháng thể không đủ.
Như vậy, thời gian mang thai an toàn là sau 5 tháng kể từ thời điểm hoàn thành việc tiêm ngừa hoặc bạn cũng có thể tiêm đủ 4 mũi và có thể thụ thai sau 1 – 2 tháng kể từ thời điểm tiêm đủ mũi, tùy thuộc vào loại vắc xin mà bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau khi tiêm ngừa vắc xin:
- Nên xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm ngừa vì nếu HBsAg (kháng nguyên) dương tính thì việc tiêm phòng sẽ không còn tác dụng nữa hoặc bạn đã có kháng thể đủ rồi thì cũng không cần thiết tiêm ngừa.
- Nếu mang thai trong giai đoạn tiêm ngừa, hãy báo ngay với nhân viên y tế để có những chỉ định phù hợp tiếp theo. Bạn có thể được ngừng tiêm và sau khi sinh sẽ tiêm bổ sung các mũi còn lại.
- Hãy ở lại địa điểm tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm vì bạn có thể gặp một số tác dụng phụ của tiêm như đau và sưng đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt…
- Đối với những bạn đã thực hiện đủ mũi tiêm phòng nhưng cách thời gian muốn có thai đã lâu, thì nên tư vấn bác sĩ để có thể đẩy nhanh thời gian chích mũi nhắc lại sớm hơn.
Lợi ích của việc tiêm phòng vaccine viêm gan B trong thai kỳ
Viêm gan B trong thai kỳ không liên quan đến tăng tỷ lệ phá thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, tình trạng sinh non dường như sẽ tăng lên nếu mắc bệnh viêm gan B trong 3 tháng cuối.
60% phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B cấp tính khi sinh hoặc gần sinh sẽ truyền virus cho con của họ. Mặc dù nhiễm trùng hiếm khi có triệu chứng, 70%- 90% trẻ sơ sinh sẽ vẫn bị nhiễm bệnh mãn tính khi trưởng thành và dễ bị xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.
Tiêm vaccine viêm gan B có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, tránh các biến chứng do virus gây ra cho cả mẹ và thai nhi.
Các yếu tố làm giảm hiệu quả của vaccine viêm gan B trong thai kỳ bao gồm béo phì ở người mẹ, tuổi cao và hút thuốc lá.
Nguồn Tổng Hợp .
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo…