Chậm kinh ở nữ giới là một trong những tình trạng thường thấy. Một số người bị chậm kinh khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng có một số trường hợp bị chậm kinh 1 tuần hay 2 tuần liền, có khi là 1 – 3 tháng. Vậy sự trễ kinh ở phụ nữ là dấu hiệu gì cùng Tránh Thai Nhật Bản tìm hiểu nhé .
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh, hay trễ kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài hơn bình thường. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, trong đó ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày đầu tiên.
Chậm kinh tức là chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày (trễ ít nhất 7 ngày) so với chu kỳ trước đó. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 35 – 40 ngày ổn định qua từng tháng, thì đây là hiện tượng bình thường, không cần phải lo lắng.
Tình trạng trễ kinh 1 tháng được xem như dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất cho hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ.
Trễ kinh đến 1 tháng có nguy hiểm
Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Trong trường hợp tình trạng trễ kinh 1 tháng hiếm khi diễn ra và không đi kèm với những dấu hiệu bất thường, chậm kinh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ.
Trễ kinh 1 tháng có sao không? Nếu việc trễ kinh không xảy ra ở những nữ giới trong thời kỳ dậy thì, mãn kinh hoặc mang thai, đây có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe bạn nên chú ý. Đặc biệt, tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên và kéo dài cũng có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
Nguyên nhân
Vì sao chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ? Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chậm kinh 1 tháng, chẳng hạn như:
Mang thai , căng thẳng , ăn kiêng tập thể dục khắc nghiệt , thay đổi môi trường sống….
Để xác định chính xác nguyên nhân bị chậm kinh 1 tháng, bạn nên quan sát dấu hiệu đi kèm với tình trạng chậm kinh. Nếu như tình trạng trễ kinh khiến bạn lo lắng, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để nhận được chẩn đoán từ bác sĩ.
Cân nặng thay đổi đột ngột
Sự tăng hoặc giảm cân nhanh chóng khiến cơ thể không kịp thích ứng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của tỷ lệ chất béo khiến nội tiết tố mất cân bằng, tùy vào mức độ rối loạn này mà kỳ kinh của bạn đến muộn hay ngưng hoàn toàn.
Cân nặng luôn là vấn đề nhạy cảm của nhiều người phụ nữ, không ít người tìm đến chế độ ăn kiêng hạn chế calo để giảm cân. Việc thiếu hụt calo này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ – nơi kết nối với hệ thống nội tiết để sản xuất hormone sinh sản. Nếu không khắc phục, tình trạng này lâu dài sẽ làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới.
Tinh thần căng thẳng
Não bộ con người được chia thành nhiều khu vực nhỏ có nhiệm vụ khác nhau, trong đó vùng dưới đồi là nơi tiếp nhận và thực hiện các phản ứng căng thẳng. Nghĩa là khi tinh thần căng thẳng, não sẽ gửi tín hiệu tới hệ thống nội tiết để tăng giải phóng hormone cùng phản ứng “chống trả” hoặc “bỏ chạy”.
Những hormone này sẽ ngăn chức năng cơ thể không cần thiết, tập trung năng lượng và tinh thần cho chức năng sinh tồn để thoát khỏi mối đe dọa sắp xảy ra. Vì thế mà chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng, điều này lý giải tại sao trạng thái tinh thần căng thẳng thường gây chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Cho con bú
Sau khi sinh con một thời gian, người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường. Tuy nhiên việc cho con bú hàng ngày có thể ảnh hưởng nhất định đến điều hòa nội tiết tố và duy trì kinh nguyệt ổn định. Đặc biệt là trong những tháng đầu, em bé cần bú đêm nhiều khiến mẹ thường xuyên thức giấc, ngủ không đều có thể là nguyên nhân cản trở chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai và thuốc
Các phương pháp tránh thai hiện nay thường sử dụng ở người phụ nữ như: đặt vòng, uống thuốc tránh thai,… cũng gây ảnh hưởng nhất định đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị khác cũng có thể dẫn đến trễ kinh như: thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị huyết áp,…
Các bệnh phụ khoa của nữ giới
Nếu bạn bị trễ kinh 20 ngày mà khi thử que thấy một vạch ngày thì bạn nên đi xét nghiệm bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị sớm.
Một số bệnh phụ khoa cũng là nguyên do khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh, chẳng hạn như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng và viêm buồng trứng,…
Để nhận biết được rõ các bệnh lý nhạy cảm này thì chị em cần phải để ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh của mình một cách cẩn trọng, xem có những biểu hiện bất thường nào không? Ví dụ như hiện tượng máu kinh bị vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ hay không?
Đồng thời, bạn nên theo dõi những dấu hiệu liên quan khác cũng rất dễ gặp như có bị đau bụng dưới âm ỉ, dịch tiết âm đạo có màu bất thường, vùng kín có mùi hôi. Từ đó, thẳng thắn trao đổi hơn với bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tổng hợp .
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoaa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsappp…