Những bà bầu mang thai ở bất kì giai đoạn nào cũng có thể bị nấm trong âm đạo. Thông thường thì trường hợp bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và 3 tháng trước khi sinh . Tránh Thai Nhật Bản cùng bạn tìm hiểu nhé .
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị viêm phụ khoa
Là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, khi bắt đầu có thai, cơ thể họ có nhiều thay đổi, dễ bị viêm nhiễm hơn người bình thường. Một số nguyên nhân đó là:
– Khi mang thai, vùng kín của mẹ bầu tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh đúng cách và luôn giữ cho môi trường âm đạo sạch sẽ, khô thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm phụ khoa.
– Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ cũng yếu hơn so với thông thường. Từ đó, khiến co cơ thể dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn do không khả năng chống lại vi khuẩn, nấm giảm sút.
– Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và gây viêm phụ khoa.
Các loại bệnh viêm phụ khoa thường gặp
Viêm phụ khoa là bệnh lý tổng hợp của nhiều loại bệnh khác nhanh. Trong đó, có một số bệnh điển mà rất động chị em phụ nữ mắc phải như bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo… Mỗi loại bệnh lại có triệu chứng khác nhau.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Là nhiễm trùng gây ra do có quá nhiều vi khuẩn bên trong âm đạo, làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây viêm nhiễm. Có khoảng 20% mẹ bầu mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ.
Viêm âm đạo trichomoniasis
Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục. Khi bị bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đi tiểu đau và ra nhiều khí hư màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi khó chịu.
Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ bầu không bị bệnh.
Nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này ký sinh ở một số vị trí bên trong âm đạo hoặc bên trong da. Vốn Candida là hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột, âm đạo do môi trường acid giữ không cho nấm bùng phát.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, môi trường âm đạo mất cân bằng, bị kiềm hóa khiến nấm Candida phát triển quá mức kiểm soát và gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do mai thai, môi trường âm đạo có sự thay đổi hoặc do mẹ vệ sinh vùng kín bằng xà phòng khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Nhiễm Strep B âm đạo
Strep B là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ và có nguy cơ gây sinh non, sảy thai. Nó cũng có khả năng gây nhiễm trùng sơ sinh và khiến trẻ sơ sinh tử vong.
Triệu chứng của nhiễm trùng Strep B âm đạo là mẹ bầu cảm thấy đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó và nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Cảm giác luôn bị thôi thúc đi tiểu không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của mẹ.
Biểu hiện chung của các bệnh viêm phụ khoa
Dù là bị loại viêm nhiễm nào thì mẹ cũng nên đi khám để điều trị bệnh triệt để, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tránh tác động xấu đến thai nhi.
Khi có các biểu hiện dưới đây, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải:
– Ra nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu xanh hoặc vàng. Nếu ra nhiều khí hư nhưng khí hư màu trắng thì đó là tình trạng bình thường
– Thấy ngứa và nóng rát vùng âm hộ, âm đạo
– Đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó tiểu và nước tiểu đục
– Vùng kín có mùi hôi khó chịu
– Đau rát khi quan hệ tình dục
Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?
Khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp hạn chế viêm âm đạo khi mang thai sau đây:
- Không nên cố gắng chịu đựng sự ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton).
- Hạn chế số lần quan hệ tình dục và thực hiện tốt vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo…