Mang thai vốn là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời bạn nữ. Tuy nhiên khi đã lỡ mang thai ngoài ý muốn, rất nhiều bạn gái quyết định chọn uống thuốc để phá thai. Điều này tương đối dễ hiểu vì thuốc phá thai mang lại hiệu quả cao, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, việc uống thuốc phá thai tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể bạn nữ. Những tác dụng phụ ấy có thể nguy hiểm hoặc không. Vậy bạn hiểu gì về tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai, và làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tranhthainhatban.com.
Phương pháp phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc được định nghĩa là phương pháp dùng thuốc để can thiệp vào thai nhi, khiến thai nhi không phát triển tiếp được, bong ra khỏi niêm mạc tử cung. Kết hợp kích thích dạ con của người phụ nữ co bóp liên tục. Phôi thai vì thế không bám được vào thành tử cung, cuối cùng bị đẩy ra ngoài.
Phương pháp phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai nhi từ 5 – 7 tuần tuổi, đã nằm trong tử cung và thai phụ không bị dị ứng với các thành phần của thuốc và không bị mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, gan thận, máu khó đông…
Quy trình phá thai bằng thuốc như sau:
Bước 1: Khám sức khỏe cho thai phụ, xác định tình trạng hiện tại của thai nhi
Ở bước này, các bác sĩ sẽ cho thực hiện siêu âm và các xét nghiệm khác để xác định xem:
– Thai nhi của bạn đã bao nhiêu tuần tuổi, có nằm trong tử cung hay không.
– Kiểm tra xem bạn có mắc bệnh phụ khoa hay bệnh lây qua đường tình dục không. Kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn.
– Xác định xem bạn có tiền sử bệnh lý nào ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phá thai bằng thuốc không.
Bước 2: Tiến hành phá thai
Bác sĩ bắt đầu chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp, với liều lượng và cách dùng riêng. Bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ đạo của bác sĩ để tránh sai sót phát sinh trong giai đoạn này.
Bước 3: Đưa ra lời khuyên về cách tự chăm sóc sau khi dùng thuốc phá thai
Sau khi dùng thuốc phá thai, để hỗ trợ phục hồi sức khỏe, bác sĩ sẽ dặn dò bạn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bồi bổ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng quan hệ tình dục một thời gian… Bác sĩ cũng dặn bạn quan sát triệu chứng để xử lý ngay nếu có gì bất thường.
Bước 5: Tái khám
Sau 2 tuần bạn quay trở lại cơ sở y tế để tái khám. Việc này là cần thiết để bác sĩ xác định xem việc phá thai có thành công không và có để lại hậu quả gì cho sức khỏe của bạn không.
Ưu điểm của phương pháp phá thai bằng thuốc:
Do không cần dùng dụng cụ y tế tác động vào tử cung. Do đó hạn chế thương tổn tử cung, cho hiệu quả cao, chi phí thực hiện thấp. Hơn nữa cách phá thai này lại kín đáo, giống như sảy thai thông thường nên không gây áp lực tâm lý cho chị em.
Nhược điểm của phương pháp phá thai bằng thuốc:
Sẽ mất thời gian vì phải uống 2 viên thuốc. Mỗi viên cách nhau 24 – 48h. Nếu không thành công thì phải thực hiện hút thai. Có thể gây đau bụng, dễ bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt. Và thường xảy khi chị em thực hiện ở các cơ sở không đảm bảo.
Và không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc này được. Chính vì thế mà việc đi thăm khám, để được bác sĩ chuyên gia tư vấn cho bạn trước khi dùng thuốc phá thai là điều cần thiết. Không nên tự ý uống thuốc phá thai tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Những tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc phá thai
Dùng thuốc để phá thai không gây ra nhiều đau đớn. Ngoài việc ra máu cục chứng tỏ thai nhi đã được đẩy ra ngoài, bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ thông thường sau:
- Âm đạo ra máu:
Triệu chứng này có thể kéo dài khoảng một tuần sau khi thai phụ uống thuốc, càng về sau lượng máu ra càng giảm. Đây là giai đoạn bạn cần theo dõi lượng máu chảy ra, nếu mất máu quá nhiều thì cần đến cơ sở y tế thăm khám.
- Lên cơn sốt, ớn lạnh:
Đây là tác dụng phụ của thuốc phá thai điển hình. Lúc này là cơ thể phản ứng lại với thuốc phá thai, do đó bạn không cần quá lo lắng.
- Tiêu chảy, buồn nôn:
Cơ thể phản ứng lại với các thành phần có trong thuốc phá thai. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm dần.
- Chóng mặt:
Do sự mất máu nhiều gây ra. Đây cũng là tác dụng phụ phổ biến của thuốc.
- Đau vùng bụng dưới:
Cơn đau này tương tự như đau bụng kinh. Nguyên nhân cơn đau là do tử cung co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài. Đôi khi thai phụ cũng có thể đau do thành phần của thuốc.
Những dấu hiệu trên đây có thể coi là triệu chứng bình thường mà bạn nữ gặp phải sau khi dùng thuốc phá thai. Tuy nhiên nếu tình trạng trở nặng bất thường, các bạn cần đến cơ sở y tế để được trợ giúp.
Những tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm
Thai phụ có thể phải đối mặt với những nguy hiểm do tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai mang lại như:
- Băng huyết:
Nếu máu ra nhiều và kéo dài, ví dụ 1 tháng vẫn ra máu, thì đó chính là dấu hiệu bất thường, khiến các bạn nữ mất máu và suy nhược trầm trọng.
- Tích huyết tử cung:
Máu vón cục quá nhiều có thể tắc lại cổ tử cung. Khi đó tử cung không co thắt đẩy mô và máu ra ngoài được, khiến tử cung căng phình gây đau đớn.
- Thai chết lưu:
Xảy ra khi thuốc phá thai làm thai chết nhưng cơ thể lại không đẩy được toàn bộ thai nhi ra ngoài. Điều này làm thai đã chết lưu lại trong tử cung người mẹ.
- Nhiễm trùng:
Nếu sản phụ bị lưu thai thì có nguy cơ bị viêm nhiễm. Lúc này vi khuẩn có thể qua màng ối rách để vào buồng ối và tử cung, sau đó lây lan đến buồng và cổ tử cung, âm đạo…. Nhiễm trùng nội mạc tử cung hay tiểu khung đều là những tác dụng phụ nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người phụ nữ. Chưa kể trong quá trình ra máu, nếu bạn nữ không vệ sinh sạch sẽ vùng kín của mình cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm.
- Rối loạn nội tiết tố:
Thuốc phá thai có thể làm ảnh hưởng đến buồng trứng cũng như chu kỳ rụng trứng. Điều này dẫn đến rối loạn nội tiết tố sinh dục trong cơ thể bạn nữ. Hệ quả là sau đó, bạn nữ phải đối mặt với việc chu kì kinh nguyệt thay đổi thất thường, có thể rối loạn.
- Thai nhi bị dị tật:
Nếu việc phá thai bằng thuốc không có hiệu quả, thai nhi không chết thì vẫn ở lại trong bụng mẹ, nhưng có thể hình thành dị tật bẩm sinh.
- Sót thai, sót nhau:
Nếu thai nhi hoặc nhau thai vẫn không bị đẩy ra, nằm sót lại trong tử cung có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến sản phụ đau bụng dữ dội. Trong trường hợp này, thai phụ cần đến cơ sở y tế để nạo hút thai, nhằm lấy phần thai và nhau còn sót lại ra ngoài.
- Dị ứng thuốc phá thai:
Thai phụ nếu dị ứng thuốc phá thai có thể xuất hiệu triệu chứng mẩn ngứa, đôi khi choáng váng, khó thở.
Để tránh những tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai ảnh hưởng đến cơ thể mình, các bạn nữ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc phá thai.
Những điều cần chú ý khi dùng thuốc phá thai
Khi dùng thuốc phá thai để mang lại hiệu quả và hạn chế tối đa những tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai có thể gặp phải, nữ giới cần chú ý tới những vấn đề sau.
Trước khi dùng thuốc phá thai
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, trước khi dùng thuốc phá thai, các thai phụ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám cùng bác sĩ. Nếu quyết định đình chỉ thai nghén, hãy thực hiện khi thai còn nhỏ. Việc dùng thuốc cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thai từ 5 – 7 tuần tuổi, thai nằm trong buồng tử cung (xác định bằng siêu âm).
- Uống đủ thuốc và đúng lịch.
- Không uống thuốc vào ban đêm.
- Không di chuyển, vận động mạnh khi uống thuốc.
Sau khi dùng thuốc phá thai
Các tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện và gây nhiều nguy hiểm nếu sau khi dùng thuốc các thai phụ không chú ý giữ gìn sức khỏe. Theo đó, hãy nên:
- Quay lại tái khám để kiểm tra hiệu quả đình chỉ thai nghén.
- Không hoạt động quá sức sau 2 tuần đều kể từ khi dùng thuốc.
- Kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 tháng. Sau đó, nhớ dùng các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
- Tới khám nếu sau khi dùng thuốc 6 tuần mà không có kinh trở lại hoặc ngay khi có các tác dụng phụ nguy hiểm đã nhắc tới ở trên.
>> Xem thêm Mua thuoc pha thai tai Nhat Ban
Trên đây là tổng hợp các tác dụng phụ của việc uống thuốc phá thai gây ra mà chị em nên biết. Hy vọng nhờ đó, việc đình chỉ thai nghén sẽ được thực hiện an toàn và hiệu quả hơn, không gặp phải những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe.