Tắc vòi trứng là căn bệnh phụ khoa mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải hiện nay. Đây chính là “thủ phạm” chính gây nên bệnh vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, không ít trường hợp tắc vòi trứng vẫn có thai được. Thực hư việc này ra sao cùng Tranhthainhatban.com tìm hiểu vấn đề này nhé .
1. Thế nào là tắc vòi trứng?
Vòi trứng là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến vòi trứng. Vòi trứng hay còn được gọi là ống dẫn trứng – là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nó là một ống khoảng 10cm, có đường kính khoảng 1mm, có chức năng dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Vòi trứng có 2 đầu: một đầu hở mở vào trong ổ bụng để đón noãn cầu vào tử cung, đầu còn lại thông với tử cung. Đây là vị trí mà trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh rồi được đưa vào tử cung. Chính vì có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai nên khi bộ phận này gặp vấn đề sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
Trước khi giải đáp được câu hỏi tắc vòi trứng vẫn có thai được hay không, bạn cần nắm rõ được căn bệnh này.
Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị hẹp hoặc dính tắc lại khiến con đường giúp trứng gặp tinh trùng bị cản trở. Trong trường hợp vòi trứng bị hẹp, phôi thai không thể di chuyển xuống tử cung do ống dẫn trứng quá hẹp. Điều này có thể dẫn tới hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Khi ống dẫn trứng bị dính tắc khó có thể thụ tinh.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng có 2 kiểu tắc vòi trứng:
-
Tắc vòi trứng hoàn toàn (2 bên): khả năng thụ tinh khó có thể xảy ra.
-
Tắc 1 bên vòi trứng: khả năng thụ tinh bị giảm đi một nửa.
2. Tắc vòi trứng có biểu hiện gì ?
Vòi trứng bị tắc thường không gây ra biểu hiện hay dấu hiệu đặc biệt, vì thế rất nhiều người không hề hay biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Điều này được phát hiện khi họ khó thụ thai và được kiểm tra bằng phương pháp chụp X-quang tử cung vòi trứng.
Trong một số trường hợp, tắc ống dẫn chứng có thể gây ra một số triệu chứng như cơn đau ở vùng bụng, tương tự với cơn đau xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người.
Bên cạnh đó, người bị bệnh có thể gặp có thể gặp các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt thất thường, thời gian hành kinh kéo dài và nhiều hơn, kèm theo đó là hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Theo một số thống kê, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nhưng không thể mang thai do tắc buồng tử cung chiếm tỷ lệ khá cao. Vì những triệu chứng không rõ ràng của bệnh khiến nhiều chị em bối rối không biết tại sao mình lại bị tắc vòi trứng.
Theo nghiên cứu, ống dẫn trứng bị tắc thường do những yếu tố sau đây:
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Theo thống kê, cứ 8 phụ nữ có tiền sử bị PID sẽ có 1 người gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bệnh này hình thành mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng, hoặc gây ứ dịch buồng trứng (Hydrosalpinx) tạo thành các vật cản, cản trở quá trình vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung: Tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung của phụ nữ. Các tế bào này gây tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia và lậu là hai bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể gây vô sinh. Cả hai vi khuẩn trên đều có thể gây nhiễm ở niệu đạo, viêm cổ tử cung, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương và hình thành sẹo ở vòi trứng
4. Làm thế nào để chẩn đoán tắc vòi trứng?
Hiện nay, để xác định bệnh nhân có gặp phải vấn đề về tắc vòi trứng hay không, bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG): Đây là một chẩn đoán hình ảnh được bác sĩ chỉ định để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung và vòi trứng. Để thực hiện kỹ thuật này, một mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo, sau đó một ống thông được đưa vào để bơm chất lỏng (có chứa thuốc nhuộm) qua cổ tử cung của bạn vào tử cung. Thuốc nhuộm trong chất lỏng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn bên trong ống dẫn trứng trên X-quang. Dòng chất lỏng chảy ra từ đầu của một hoặc cả hai ống dẫn trứng thì có thể xác định xem một hoặc cả hai ống có thông hay không. Nếu không bị tắc ống dẫn trứng, dòng chất lỏng sẽ tràn từ từ ra hết khỏi đầu ống và được cơ thể hấp thụ. Nếu chất lỏng không xâm nhập hoặc chảy hoàn toàn qua một hoặc cả hai vòi trứng, cho thấy vòi trứng đã bị ảnh hưởng.
- Nội soi: Trong thủ thuật ngoại trú xâm lấn tối thiểu này, một dụng cụ phẫu thuật gọi là nội soi được đưa vào qua một vết mổ rất nhỏ bên dưới rốn. Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn qua nội soi để xem liệu một hoặc cả hai ống có thông không. Nội soi cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm, phát hiện các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như mô sẹo (dính) hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bác sĩ không đề xuất chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật thăm dò này vì gây xâm lấn và khó trong điều trị.
5 . Tắc vòi trứng có thai được không?
Hiện nay, tỷ lệ tắc vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai đang ngày càng tăng. Điều này là nguyên nhân làm chậm đường con cái và cản trở người phụ nữ chạm tay vào hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết cho hành trình làm mẹ của người phụ nữ.
Nhưng với các tiến bộ vượt bậc trong ngành y tế nước nhà, tắc ống dẫn trứng vẫn có thể có thai được bình thường, chỉ cần tìm đến đúng cơ sở khám chữa bệnh uy tín, và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ
Nội khoa: Đối với trường hợp nhẹ, do viêm, bác sĩ có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc.
Ngoại khoa: Áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc tại nhà không mang lại hiệu quả cho người bệnh. Có nhiều cách để chữa tắc vòi trứng như sau:
- Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng: Đây là biện pháp áp dụng trong những trường hợp nhẹ.
- Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Đây là phương pháp đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó sẽ đưa một dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng để đẩy và thông tắc vòi trứng.
- Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường.
- Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Đây là phương pháp chỉ sử dụng khi các biện pháp thông tắc không mang lại hiệu quả, vòi trứng, buồng trứng bị tắc quá nặng, dịch ứ nhiều, không còn hy vọng có thể thụ thai tự nhiên. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm phương pháp hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm và người mẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Trong các trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng nề, việc cắt bỏ vòi trứng cũng sẽ giúp tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công tăng lên.
Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệp sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline +84359171900
FaceBook ,Zalo…