Mất ngủ khi mang thai là nỗi niềm của hầu hết các bà bầu, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh chóng về kích thước. Tình trạng mất ngủ triền miên sẽ khiến cho mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, ban ngày khó tập trung vào công việc, căng thẳng, dễ cáu gắt và sức khỏe bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy có cách gì giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng này? Cùng tranhthainhatban.com tìm hiểu nhé
Tại sao mẹ bầu lại hay bị mất ngủ khi mang thai?
Khi người phụ nữ bước vào giai đoạn đầu thai kỳ, để hình thành và nuôi dưỡng nhau thai, bào thai, cơ thể sẽ cần huy động một lực lượng lớn oxy và máu. Điều này vô tình khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn.
Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp chứng mất ngủ khi mang thai là do các nguyên nhân sau đây:
-
Hệ tiêu hóa hoạt động yếu và kém hiệu quả hơn so với bình thường, dẫn tới việc tích tụ thức ăn trong dạ dày và ruột, lâu di chuyển khiến mẹ bầu hay bị ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và táo bón.
Ngoài ra, bào thai gia tăng kích thước sẽ chèn ép vào các cơ quan của mẹ, nhất là dạ dày khiến cho thức ăn bị đẩy lên thực quản gây trào ngược dạ dày. Áp lực này sẽ ngày một gia tăng khi mẹ bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Kết hợp với đó là tình trạng hormone thay đổi khi mang thai cũng gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người mẹ.
-
Hormone khi mới mang thai tác động làm mẹ bầu bị thở chậm và sâu, khó hít thở hơn bình thường. Đặc biệt khi em bé ngày càng lớn dần sẽ o ép cơ hoành, hạn chế cử động của cơ hoành khiến mẹ khó thở hơn. Vì dung tích oxy hít vào giảm nên các mẹ phải thở thật nhiều và thở sâu hơn để hấp thu thêm oxy, từ đó khiến mẹ ngủ không ngon giấc.
-
Khi bụng bầu trở nên to dần, mẹ khó có thể nằm thoải mái như bình thường mà phải chọn những tư thế thích hợp. Do vậy ban đêm khi ngủ, mẹ thường khó khăn trong việc thay đổi tư thế, dễ mỏi người khiến cho giấc ngủ chập chờn, ngắt quãng.
-
Tim ở phụ nữ mang thai thường phải hoạt động năng suất hơn để bơm nhiều máu cung cấp cho dạ con.
-
Không chỉ có tim, thận cũng là một cơ quan phải gia tăng công suất hoạt động lên đến 30 – 50% để lọc máu, việc này làm tăng vọt hàm lượng ure khiến cho bàng quang phải chứa thêm nhiều nước tiểu.
Bên cạnh đó, thai nhi lớn dần cũng chèn vào bàng quang, kích thích mẹ buồn tiểu liên tục. Chính vì thế ban đêm mẹ bầu rất hay bị tỉnh dậy giữa chừng để đi tiểu.
-
Hiện tượng chuột rút xảy ra đột ngột ở bàn chân, bắp đùi, bắp chân cũng khiến cho chị em phụ nữ bị mất ngủ khi mang thai. Không những thế, vì phải gánh thêm trọng lượng của cơ thể mẹ và bé nên lưng và chân dễ bị đau nhức. Đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm của các mẹ bầu.
-
Do tâm lý căng thẳng, lo lắng của các bà mẹ khi mang thai: lo cho sự phát triển của bé, áp lực công việc hàng ngày, mâu thuẫn quan hệ vợ chồng và gia đình, chuẩn bị kinh tế để đón chào thành viên mới,… là các yếu tố làm tăng triệu chứng mất ngủ.
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai
Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ
Một trong những điều tốt nhất thai phụ có thể làm để kiểm soát chứng mất ngủ khi mang thai là thiết lập thói quen ngủ tốt.
Ngủ đúng giờ: Bắt đầu bằng cách cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm. Bắt đầu thói quen tốt nào đó để giúp thư giãn như nghe nhạc.
Tránh thời gian sử dụng màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể tác động đến nhịp sinh học của cơ thể. Thay vào đó, hãy thử đọc một cuốn sách.
Tắm nhẹ nhàng cũng có thể khiến buồn ngủ. Chỉ cần lưu ý rằng nhiệt độ không quá nóng vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển nhất là trong thời kỳ đầu mang thai. Để an toàn, hãy tránh tắm bồn nước nóng.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước trong ngày, nhưng hạn chế uống sau 7 giờ tối. Tránh caffeine bắt đầu vào cuối buổi chiều.
Ăn trước khi đi ngủ: Ăn một bữa tối lành mạnh, nhưng hãy ăn từ từ, chậm rãi để giảm khả năng bị ợ chua. Ăn bữa tối sớm rất tốt, nhưng đừng đi ngủ khi đói. Ăn nhẹ nếu buổi tối muộn thấy đói, ăn chất giàu protein có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định suốt đêm. Một ly sữa ấm cũng có thể giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ.
Tập thể dục: Hãy vận động vào ban ngày để cơ thể có thể nghỉ ngơi vào ban đêm.
Hãy thoải mái: Làm cho bản thân bạn thấy thoải mái có thể dẫn đến giấc ngủ ngon hơn. Nằm nghiêng, kê một chiếc gối giữa hai đầu gối và kê một chiếc gối dưới bụng khi bụng to lên. Nếu tình trạng căng tức ngực làm phiền, hãy chọn một chiếc áo lót ngủ thoải mái và vừa vặn.
Nhiệt độ: Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh để có điều kiện ngủ tối ưu. Sử dụng đèn ngủ trong phòng tắm cho những lần ghé thăm lúc nửa đêm.
Cố gắng thư giãn: Nếu đang nằm trên giường và thức trắng đêm, hãy đứng dậy và đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ gì đó cho đến khi bạn cảm thấy đủ mệt để đi vào giấc ngủ. Nó hiệu quả hơn là nằm trên giường và nhìn chằm chằm vào đồng hồ. Thực hành thiền hoặc thử các kỹ thuật và bài tập thư giãn.
Đối với hầu hết phụ nữ, chứng mất ngủ trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ qua đi. Nếu gặp khó khăn, hãy thử chợp mắt trong ngày. Khi muốn sử dụng bất kỳ chất bổ sung, thuốc hoặc thảo dược gây ngủ nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em phụ nữ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…