Nhiễm trùng sau phá thai có những dấu hiệu gì.Tránh Thai Nhật Bản

Nhiễm trùng sau khi phá thai được xem là biến chứng vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản, dẫn đến vô sinh mà còn đe dọa đến tính mạng. Tuy vậy, việc nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai còn gặp nhiều khó khăn, bởi các dấu hiệu này còn có nhiều điểm tương đồng với các triệu chứng thông thường. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai của Tránh Thai Nhật Bản qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai ở sản phụ. Tránh Thai Nhật Bản .

Xuất huyết âm đạo dữ dội không thuyên giảm

Chảy máu âm đạo là tình trạng thường gặp sau khi phá thai. Tuy nhiên, lượng máu ra nhiều bao nhiêu và ra trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường, thời gian ra máu sau phá thai kéo dài khoảng 10 – 14 ngày.

Đa phần, trong những ngày đầu sau phá thai bạn chỉ ra một lượng máu vừa phải, tương đương với lượng máu kinh nguyệt hoặc nhiều hơn 1 chút, sau đó lượng máu sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu ngày càng nghiêm trọng, đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai bạn cần chú ý.

Nếu có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường sau khi phá thai, lượng máu sẽ ra rất nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm:

  • Trong 1 giờ lượng máu có thể tràn 2 miếng băng vệ sinh cỡ lớn và tình trạng băng huyết này kéo dài hơn 2 giờ.
  • Xuất huyết kèm theo các cục máu đông lớn.
  • Tình trạng xuất huyết âm đạo nặng kéo dài liên tục trong 12 giờ và không có biểu hiện thuyên giảm.
  • Dịch âm đạo màu khác thường như: Hồng đục kèm mùi hôi khó chịu.

Đau bụng dữ dội  . Tránh Thai Nhật Bản .

Đau bụng cũng là triệu chứng rất thường gặp hoặc cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai. Với phương pháp phá thai bằng thuốc, các cơn đau bụng quặn từng cơn sẽ xuất hiện khoảng 2 – 4 giờ sau khi uống viên thuốc thứ 2 Misoprostol. Cơn đau sẽ dữ dội nhất vào thời điểm thai bị đẩy ra ngoài và giảm dần sau đó.

Còn đối với phá thai ngoại khoa, sản phụ sẽ thấy đau bụng âm ỉ trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, dù phá thai nội khoa hay ngoại khoa thì các cơn đau bụng vẫn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc giảm đau như: Paracetamol và ibuprofen.

Nếu thuốc giảm đau không có tác dụng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày, đau liên tục tăng dần kèm theo các triệu chứng bất thường và tình trạng chảy máu dữ dội thì rất có thể sản phụ đã bị nhiễm trùng sau khi phá thai.

Sốt cao

Trong 7 ngày đầu sau phá thai, thai phụ có thể bị sốt nhẹ nên bạn cần đo thân nhiệt ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu chị em sốt trên 38 độ C không giảm dù dùng thuốc hạ sốt, kèm lạnh run, lưỡi dơ, môi khô thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phụ bị nhiễm trùng nặng sau phá thai nhưng không có dấu hiệu sốt. Do đó, bạn cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu khác ngoài chú ý đo thân nhiệt.

Viêm nhiễm phụ khoa

Tác động sau quá trình phá thai kết hợp với việc vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới sự phát triển của nấm, vi khuẩn tại vùng kín. Từ đó, thai phụ dễ gặp phải bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa với các triệu chứng như: Đau, sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ ở vùng kín, khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu, chảy máu và cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục…

Kinh nguyệt không đều

Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau phá thai khác phải kể đến là kinh nguyệt không đều. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có máu màu đỏ tươi, hơi vón cục và mùi tanh. Đối với chị em phụ nữ sau khi phá thai kinh nguyệt có sự biến đổi như: Kinh nguyệt có màu đỏ sẫm tối, lượng máu kinh ra nhiều hơn và vón thành cục tanh nồng… Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng sau phá thai.

Ngoài ra, thai phụ còn có thể có một số dấu hiệu nhiễm trùng khác cần lưu ý như: Buồn nôn và nôn trong 4 – 6 giờ, mệt mỏi, đau cơ, có cảm giác bất an, lo lắng, bồn chồn, cảm thấy sợ hãi, ớn lạnh.

Làm thế nào để tránh nhiễm trùng sau phá thai? 

Các triệu chứng nhiễm trùng sau phá thai nghe có thể đáng sợ. Thế nhưng, nếu được thực hiện ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn sẽ rất ít có nguy cơ gặp phải tình trạng này.  

Chính vì vậy, để tránh nhiễm trùng sau phá thai, bạn nên đi khám tại những cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương án can thiệp phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc phá thai tại nhà, đến các cơ sở kém chất lượng hoặc thực hiện những cách phá thai tự nhiên tại nhà được truyền tai nhau. 

Ngoài ra, để tránh nhiễm trùng sau phá thai thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Trước khi phá thai cần đi xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bị bệnh thì cần điều trị trước khi phá thai để tránh các bệnh lý này có thể dẫn đến nhiễm trùng sau phá thai.
  • Nếu bác sĩ kê toa kháng sinh, bạn cần uống đúng theo chỉ dẫn, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc dùng sai liều lượng. 
  • Sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon sau khi phá thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn chỉ có thể sử dụng lại tampon trong kỳ kinh tiếp theo.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sinh hoạt như dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục:

 

Nguồn tổng hợp

Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa

Tổng đài tư vấn 24/7

Hotline : +84359171900

FaceBook , Zalo , Viber, Line , Whatsapp…

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop