Sinh mổ bao lâu tử cung người mẹ sẽ lành hẳn?

Ngày nay rất nhiều bà mẹ đã được áp dụng phương pháp sinh mổ để lấy thai. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách chăm sóc. Vậy sinh mổ bao lâu thì lành và phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu Cùng Tránh Thai Nhật Bản nhé .

Các vết rạch sinh mổ

Sản phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ thường có vết rạch dọc hoặc ngang. Bác sĩ sẽ tạo 2 vết rạch gồm: 1 vết đi qua phần bụng dưới, cách lông mu 2 – 5cm và 1 vết rạch thông qua tử cung. Thông thường, bác sĩ sẽ rạch vết rạch ngang vì phần thấp nhất của tử cung là phần mỏng nhất, ít chảy máu nhất.

Vết rạch dọc chỉ được thực hiện nếu mẹ bầu có sẹo từ cuộc phẫu thuật khác trước đó. Trường hợp em bé ở vị trí bất thường hoặc sản phụ bị chảy máu âm do rau tiền đạo hoặc suy thai, sinh non thì bác sĩ mới thực hiện vết rạch dọc. Thông thường, vết rạch dọc đau hơn, cần thời gian hồi phục lâu hơn so với vết rạch ngang.

Sinh mổ bao lâu thì lành hay sinh mổ bao lâu thì hết đau?

Sinh mổ bao lâu thì lành hay sinh mổ bao lâu thì hết đau… là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu phải sinh con bằng phương pháp này. Sau phẫu thuật sinh mổ, bạn thường phải mất 3 – 4 ngày ở bệnh viện để được theo dõi và 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà để có thể phục hồi hoàn toàn.

Mỗi phụ nữ có mức độ đau riêng và tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Tùy từng người mà cơn đau nhức có thể kéo dài đến 8 tuần sau sinh, thậm chí là lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết sẽ cảm thấy bớt đau sau vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau ca mổ bắt con còn tùy thuộc vào việc đây là lần thứ mấy bạn sinh mổ.

Thực tế, có một vài bà mẹ cảm thấy tình trạng đau càng ngày càng trầm trọng, nhất là sau ca phẫu thuật khoảng 1 tuần. Trong khi một vài người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.

Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh lâu lành

Một số nguyên nhân khiến vết rạch sau sinh của mẹ bị hở, làm vết thương bên trong lâu lành, chẳng hạn như:

  •  

    Chịu nhiều căng thẳng và áp lực

Việc tạo nhiều áp lực lên bụng có thể khiến vết khâu bị lỏng hoặc rách. Do đó, mẹ không nên cố gắng leo cầu thang hoặc tập thể dục quá sớm mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Khả năng chữa lành kém

Điều này có thể do di truyền hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn khiến tiến trình hồi phục của mẹ kéo dài hơn như: bệnh tiểu đường, béo phì…

Bị hoại tử

Trong một số trường hợp, các tế bào da ở rìa vết rạch có thể chết đi do không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Tình trạng này được gọi là hoại tử. Các tế bào da chết không thể phát triển và liên kết với nhau để chữa lành vết thương, dẫn đến vết mổ sinh mổ bị hở. Chưa biết sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, nhưng nếu bị hoại tử, vết thương bên trong sẽ khó lành hơn.

Bị nhiễm trùng

Chưa biết vết mổ sau sinh bao lâu thì lành, nhưng nếu mẹ để vết mổ bị nhiễm trùng, cơ thể mẹ phải chống lại vi trùng nên việc chữa lành vết thương không thể diễn ra đồng thời được.

Nguồn tổng hợp

Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa

Tổng đài tư vấn 24/7

Hotline : +84359171900

FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp…

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop