Có rất nhiều luồng ý kiến xoay quanh phương pháp vệ sinh bằng cách thụt rửa vùng kín. Vậy thực hư thụt rửa vùng kín có tốt không? Mời bạn tham khảo cùng Tránh Thai Nhật Bản đáp án ngay trong bài viết sau.
Thụt rửa vùng kín là gì?
Thụt rửa vùng kín là một trong những cách vệ sinh thường được các chị em phụ nữ áp dụng. Hình thức vệ sinh này nhằm để làm sạch sâu âm đạo của phụ nữ. Bên cạnh việc sử dụng nước sạch, nhiều chị em còn kết hợp làm sạch bằng nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Sau khi thụt rửa âm đạo tạo cảm giác sạch sẽ.
Trên thị trường hiện nay có bán nhiều dung dịch thụt rửa. Tuy nhiên, chúng có thể chứa kháng sinh và có mùi thơm, thường được đóng trong gói hoặc lọ và có thể xịt vào bên trong âm đạo.
Nên hay không khi thụt rửa âm đạo?
Theo các nghiên cứu, việc thụt rửa vệ sinh âm đạo hoàn toàn không có tác dụng làm sạch. Thậm chí còn có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Chính vì vậy, không nên thụt rửa vào trong âm đạo.
Đã từng có nhiều nghiên cứu trước đây cho kết quả rằng: việc thụt rửa âm đạo có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho vùng kín. Gồm việc nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men. Nếu vùng kín bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập sinh sản có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu, từ đó dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
Khi vùng kín bị xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, có mùi, thay vì thụt rửa “cô bé”, bạn nên tới bệnh viện hoặc phòng khám. Tại đây các bác sĩ sẽ xét nghiệm và đưa ra kết quả. Nếu bạn bị viêm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Một điều bạn nên biết rằng, âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Bởi nồng độ axit trong môi trường âm đạo có thể kiểm soát các loại vi khuẩn một cách tự nhiên. Các chị em chỉ cần vệ sinh với nước ấm và xà phòng chứa ít chất tẩy là đủ giúp âm đạo luôn sạch sẽ.
Ưu điểm
Một số phụ nữ nói rằng thụt rửa giúp họ cảm thấy sạch sẽ. Mặc dù vậy, có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh lợi ích của việc thụt rửa âm đạo. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thụt rửa âm đạo trong 6 tháng trước khi mang thai làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, một nghiên cứu tương tự đã chứng minh thụt rửa âm đạo khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non.
Nhược điểm
Nhìn chung, thụt rửa âm đạo mang đến rất nhiều nguy cơ. Dưới đây chỉ là một vài vấn đề có liên quan:
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Thụt rửa thường xuyên làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Những thay đổi này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ không thụt rửa ít bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ sinh non và lạc nội mạc tử cung.
Viêm vùng chậu: là nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thụt rửa âm đạo thường xuyên có thể làm tăng 73% nguy cơ bị viêm vùng chậu.
Biến chứng thai kì: Những phụ nữ thụt rửa nhiều hơn 1 lần/ 1 tuần có thể khó có thai hơn so với những người không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung lên 76%. Càng thụt rửa nhiều thì nguy cơ thai ngoài tử cung càng cao.
Ung thư cổ tử cung: Thụt rửa âm đạo nhiều hơn 1 lần/ 1 tuần làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Vậy có nên thụt rửa âm đạo không?
Theo các chuyên gia y tế của Học viện Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, bạn nên tránh thụt rửa âm đạo. Độ pH tự nhiên của âm đạo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bạn chỉ cần rửa bên ngoài nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng là đủ để làm sạch.
Âm đạo có mùi là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những mùi bất thường, khó chịu bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, và khi đó việc bạn cần là đến khám tại bác sỹ sản phụ khoa để giải quyết tận gốc vấn đề mà bạn gặp phải.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline : +84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Whatsapp , Line …