Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng cao, đồng thời chức năng thận giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển . Tránh Thai Nhật Bản cùng bạn tìm hiểu liệu trình điều trị nhé .
Chữa viêm âm đạo cho bà bầu bằng cách nào đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối với thai nhi là vấn đề các mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Bởi thế, bài viết sẽ mách mẹ phương pháp chữa viêm đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà mà hiệu quả.
Phụ nữ khi mang thai có thể dễ dàng nhận biết mình có đang bị viêm nhiễm phụ khoa hay không dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
- Ngứa, nóng rát, sưng đỏ vùng kín
- Khí hư ra nhiều, thậm chí có thể ra suốt tháng, có màu cũng như tính chất bất thường kèm theo mùi hôi. Khí hư khi đó có thể màu trắng đục, vàng xanh, hơi xám, tính chất lợn cợn như bã đậu, loãng có bọt hoặc đặc như mủ,…
- Đau lưng, đau bụng dưới
- Tiểu buốt, tiểu rắt,…
- Đau rát khi giao hợp.
Viêm âm đạo khi mang thai gây nguy hiểm tới mẹ bầu và thai nhi
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm âm đạo là bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Việc điều trị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai thường gặp nhiều khó khăn do cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc. Hơn nữa, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và mùi hôi do viêm nhiễm khiến cho việc mang bầu vốn rất mệt mỏi lại trở nên căng thẳng hơn.
Âm đạo không phải môi trường vô khuẩn mà là một hệ cân bằng động của hàng triệu vi khuẩn (bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn). Âm đạo cũng là môi trường ký sinh lý tưởng của một số loại nấm như Candida, trùng roi, tạp khuẩn… Một sự thật mà nhiều mẹ không biết rằng những vi khuẩn đầu tiên trẻ sơ sinh tiếp xúc chính là vi khuẩn, vi nấm từ âm đạo của mẹ.
Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra một số tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh như tưa lưỡi, viêm da…Đáng chú ý, một số loại vi khuẩn nguy hiểm từ vùng viêm nhiễm của người mẹ có thể lây lan sang cho con ngay trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, ngăn ngừa viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai là việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ.
Viên đặt âm đạo trị bệnh phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu tiên là hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc bà bầu dùng trong thai kỳ, dù theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi… thậm chí thuốc bôi ngoài da… cũng đều có thể theo máu mẹ vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai, vì thế có rất nhiều thứ thuốc có thể gây độc cho thai nhi.
Cụ thể hơn, nếu người phụ nữ bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ bắt buộc phải kê đơn thuốc dùng cho thai phụ. Loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B, cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn. Với loại viên đặt âm đạo này, bà bầu có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thời điểm này khá nhạy cảm vì vậy mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đôi khi một số loại thuốc chỉ làm tình trạng bệnh hết tạm thời và tái đi tái lại nhiều lần, nguy hiểm hơn sẽ tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo…