Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai chị em cần biết.

Mang thai là quãng thời gian hạnh phúc nhiều nhưng cũng lắm nỗi lo. Sự bình an của bé yêu trong bụng mỗi ngày là điều khiến mẹ quan tâm nhất vì chẳng có gì sợ hãi đến cùng cực hơn là con mình đang gặp nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo rằng thai nhi đang khỏe mạnh và lớn lên mỗi ngày . Chúng tôi Tranhthainhatban..com sẽ thông tin đến bạn một số dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ . Nếu gặp 1 trong các trường hợp dưới đây bạn nên đến gặp và xin ý kiến của bác sỹ chuyên môn nhé .

1. Chảy máu khi mang thai

Chảy máu có thể xuất hiện trong bất kỳ khoảng thời gian thai kỳ của bạn. Chảy máu có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến xuất huyết vừa phải hoặc thậm chí là xuất huyết nặng kèm với đau bụng. Nếu bạn có ra máu âm đạo lượng ít trong khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ kèm với đau bụng thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh và làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể đe dọa tính mạng.

Chảy máu nhiều kèm theo đau trằn bụng cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai trong 3 tháng đầu hoặc đầu thai kỳ thứ hai. Ngược lại, ra máu kèm theo đau bụng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu của bong nhau thai, xảy ra khi nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung.

Chuyên gia sức khỏe phụ nữ luôn nói rằng, chảy máu luôn là dấu hiệu cần phải lưu ý khẩn cấp. Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi mang thai đều cần được chú ý ngay lập tức. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đến phòng cấp cứu khi phát hiện ra các triệu chứng chảy máu

2. Buồn nôn và nôn nặng

Cảm giác buồn nôn khi mang thai rất phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nôn này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tình trạng nôn nghén nặng trong ba tháng đầu có thể dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như thai trứng hoặc cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp mang đa thai. Có thể đây cũng chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý nội khoa như ngộ độc thức ăn.

Nếu bạn không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước. Suy dinh dưỡng và mất nước có thể gây hại cho em bé của bạn. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống.

3. Thai giảm hoạt động

Thai giảm hoạt động có nghĩa là tình trạng thai giảm các cử động trong buồng tử cung. Bình thường, thai nhi sẽ hoạt động với một tần suất vừa phải đủ để bà mẹ có thể cảm nhận được là em bé của mình vẫn đang khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu tần suất hoạt động của trẻ giảm đi khiến bà mẹ cảm thấy bất thường thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng em bé của bạn không được khoẻ.

4. Các cơn co tử cung sớm trong tam cá nguyệt thứ ba

Các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Tuy vậy, nhiều người lần đầu làm mẹ có thể nhầm lẫn giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. Các cơn gò chuyển dạ giả được gọi là cơn gò Braxton-Hicks. Chúng không thể đoán trước, không nhịp nhàng và không tăng cường độ. Chúng sẽ giảm dần sau 1 giờ trong khi các cơn co thắt thông thường cách nhau khoảng 10 phút hoặc ít hơn và tăng cường độ.

Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba và nghĩ rằng mình đang có những cơn co thắt, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu quá sớm để sinh em bé, bác sĩ có thể cho bạn ngừng chuyển dạ.

5. Vỡ nước ối

Bạn bước vào bếp để uống nước và cảm thấy một dòng nước tràn xuống chân. Màng ối của bạn có thể đã bị hỏng nhưng khi mang thai, tử cung mở rộng cũng có thể gây áp lực lên bàng quang của bạn. Vì vậy, nó có thể là rò rỉ nước tiểu. Đôi khi, người phụ nữ bị són tiểu cũng có thể gây một dòng chảy mạnh của nước tiểu. Nếu bạn không chắc đó là nước tiểu hay là vỡ màng thực sự, hãy vào phòng tắm và làm rỗng bàng quang. Nếu chất lỏng vẫn tiếp tục thì bạn đã bị vỡ ối. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay hoặc đến bệnh viện.

6. Đau đầu dữ dội dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác và phù trong quá trình mang thai của bạn

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đó là một tình trạng nghiêm trọng phát triển trong thai kỳ và có khả năng gây tử vong. Rối loạn này được đánh dấu bằng huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu của bạn, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và kiểm tra huyết áp của bạn. Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp phát hiện sớm tiền sản giật.

7. Đi tiểu quá ít

Ở thai kì thứ nhất, sự thay đổi hoóc-mon tác động đến cơ thể khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu và phải đi nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Đến thai kì cuối, lúc này em bé lớn lên, tử cung gây áp lực lên bàng quang và cũng khiến mẹ phải đi tiểu liên tục. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như tần suất đi tiểu giảm đáng kể, mẹ bầu đi tiểu quá ít thì có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kì hoặc bị mất nước trầm trọng. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.

8. Tăng/giảm cân quá nhanh

Thông thường trong quá trình mang thai, cân nặng của mẹ sẽ tăng dần đều đến cuối thai kì. Vì thế nếu cân nặng của mẹ gần như không tăng lên thì có thể thai nhi đang bị rối loạn sự phát triển. Tuy nhiên, nếu cân nặng của mẹ tăng quá nhanh cũng không phải dấu hiệu tốt, đặc biệt nếu mẹ bầu bị phù chân tay, rối loạn thị giác, hoa mắt chóng mặt,… đó rất có thể là triệu chứng tiền sản giật.

Chúng tôi với đội ngũ y bác sỹ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em tư vấn tất cả các vấn đề sản phụ khoa

Tổng đài tư vấn 24/7

Hotline :+84359171900

FaceBook , Zalo…

Điều kiện hủy đơn hàng

Vì đơn hàng thường xuyên được giao ngay lập tức cho nên các bạn chỉ có thể hủy đơn hàng sau 1 tiếng kể từ khi chốt đơn hàng của bạn.

Lợi ích đăng ký thành viên

Khi đăng ký thành viên sẽ được giảm giá 500 yên cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ thường xuyên nhận được mã giảm giá từ shop